Quảng Bình huy động Robot Call vào cuộc truy vết COVID-19
Quảng Bình: Phê duyệt phương án sử dụng đất rừng phòng hộ Minh Hóa / Quảng Trị: Điều chỉnh thời gian cách ly từ 14 ngày lên 21 ngày
Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình cho biết, tính từ 6h đến 18h ngày 28/8, trên địa bàn nghi nhận thêm 48 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong 48 ca mắc mới tại Quảng Bình, có 24 tại TP. Đồng Hới, 19 ca tại huyện Bố Trạch, 1 tại huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy có 4 ca.
Tính đến 18h cùng ngày, Quảng Bình đã ghi nhận tổng số 380 ca nhiễm. Trong đó, 58 ca đã khỏi bệnh, xuất viện. Quảng Bình cũng đã tăng cường công tác xét nghiệm trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là sàng lọc bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 ở tại các địa phương, vùng phong tỏa… để kịp thời phát hiện đưa các F0 đi cách ly, điều trị.
Hiện Quảng Bình vẫn đảm bảo việc cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm tại các siêu thị, cửa hàng với giá cả bình ổn. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, người dân có nhu cầu mua hàng thiết yếu có thể sử dụng dịch vụ đi chợ hộ, người giao nhận sẽ đưa hàng đến tận nhà; tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngoại trừ những doanh nghiệp, dịch vụ thiết yếu; siết chặt việc cấp giấy đi đường...
(Quảng Bình ghi nhận là một trong những địa phương có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tăng cao).
Để đảm bảo lưu thông, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển người cách ly, việc đi lại của người dân và cán bộ, công nhân tại các công trình dự án trên địa bàn tỉnh trong điều kiện giãn cách xã hội, đáp ứng các yêu cầu phòng chống dịch bệnh, phương tiện xe ô tô vận tải hàng hóa tại các chốt kiểm soát dịch phải có Giấy nhận diện “Luồng xanh” (mã QR code); lực lượng kiểm soát sử dụng điện thoại thông minh hoặc thiết bị chuyên dụng quét mã QR trên Giấy nhận diện để kiểm tra nhanh các thông tin về phương tiện, người trên phương tiện, hiệu lực của Giấy xét nghiệm (trong vòng72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm), hành trình vận chuyển.
Quảng Bình bắt đầu triển khai ứng dụng hệ thống Robot Call (tổng đài ảo) tự động gọi điện tới người dân để khảo sát, thu thập và cập nhật một cách nhanh nhất thông tin, lịch trình của người dân để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Việc áp dụng Robot Call là một trong những cách thức hiệu quả và được Chính phủ khuyến khích áp dụng rộng rãi.
Trước tình hình dịch COVID – 19 diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Quảng Bình bổ sung một số biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn đang thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tạm dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động của các công trường, công trình xây dựng giao thông, công nghiệp dân dụng chưa thực sự cấp bách (từ 0h ngày 28/8 cho đến 0h ngày 2/9); Các ngân hàng bảo đảm hoạt động mức độ duy trì công suất để cung ứng kịp thời dịch vụ cần thiết.
Những doanh nghiệp dịch vụ thiết yếu về y tế, dược phẩm, lương thực, thực phẩm, cung cấp suất ăn cho các bệnh viện, khu cách ly, khu thu dung điều trị; cung cấp điện, nước, gas, bưu chính, viễn thông, vệ sinh công cộng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu; kho bạc nhà nước, dịch vụ tang lễ và một số dịch vụ thiết yếu khác được hoạt động theo yêu cầu phục vụ của cơ quan chức năng và bảo đảm an toàn.
Tỉnh Quảng Bình cũng công khai đường dây nóng để người dân phản ánh khi xảy ra tình trạng nâng giá, găm hàng, ảnh hưởng đời sống của người dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo