Khoa học - Công nghệ

Sản phẩm công nghệ cho giáo dục đại học còn hạn chế

DNVN - Theo Bảng xếp hạng các sản phẩm EdTech Việt Nam 2023, số lượng các giải pháp ứng dụng và nền tảng cho phân khúc phổ thông chiếm số lượng nhiều nhất, trong khi phân khúc giáo dục đại học và quản trị đại học ở mức khiêm tốn.

Điện lực Nghệ An: Tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong quản lý vận hành lưới điện / Khởi động chương trình vườn ươm doanh nghiệp dược liệu

Thị trường sản phẩm rộng lớn và đa dạng

Thị trường sản phẩm công nghệ giáo dục (EdTech) tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, hiện đứng thứ 3 Đông Nam Á cũng như thứ 10 trong các thị trường hấp dẫn nhà đầu tư trên thế giới.

Theo Tracxn Technologies, có khoảng hơn 300 doanh nghiệp (DN) EdTech tại Việt Nam, trong đó hầu hết là các công ty khởi nghiệp và DN theo mô hình B2C. Các startup EdTech tại Việt Nam hiện đang thu hút sự quan tâm của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước. Các công ty khởi nghiệp đưa nhiều loại mô hình kinh doanh mới vào thị trường giáo dục trực tuyến và chuyển đổi kỹ thuật số.

Với dân số gần 100 triệu người, theo thống kê đến năm 2022, số lượng học sinh mầm non và phổ thông của Việt Nam vào khoảng 23,5 triệu, chiếm hơn 20% dân số cả nước.

Tại sự kiện công bố Sách trắng và Bảng xếp hạng các sản phẩm Edtech Việt Nam 2023 do EdTech Agencycông bố ngày 19/8 tại Hà Nội, Ban tổ chức đã giới thiệu các sản phẩm tốt nhất ở phân khúc mầm non, phân khúc phổ thông, ứng dụng, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo doanh nghiệp và người đi làm.


Bảng xếp hạng EdTech Việt Nam 2023 bao gồm 6 phân khúc.

Bà Nguyễn Hồng Hạnh - Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành EdTech Agency cho biết, với thị trường sản phẩm rộng lớn và đa dạng, chất lượng của hệ thống công nghệ giáo dục đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ học sinh, phụ huynh, nhà đầu tư và nhà phát triển hệ thống.

Nhiệm vụ đánh giá chất lượng sản phẩm Adtech cần được nghiên cứu chi tiết hơn từ góc độ người dùng bởi yếu tố sự hài lòng của người dùng là một trong những vấn đề quan trọng khi phát triển hệ thống EdTech. Do đó, cần xây dựng các phương pháp xếp hạng hệ thống EdTech hiệu quả, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn hơn.

Mô hình xếp hạn bao gồm 6 tiêu chí: chất lượng thông tin, sự hài lòng của người dùng, tính ổn định của hệ thống, tính cải tiến công nghệ, quy mô thị trường, xếp hạng trong lĩnh vực giáo dục.

“Tiêu chuẩn xếp hạng là công cụ đắc lực hỗ trợ các nhà đầu tư theo dõi nhịp đập của thị trường, nhìn ra được tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp EdTech trong khu vực, từ đó năm bắt cơ hội và đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp, kịp thời”, bà Hạnh nói.

Phân khúc nổi trội về sản phẩm công nghệ giáo dục là phân khúc đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng, đào tạo cho người đi làm.

Theo bảng xếp hạng, trên thị trường Việt Nam hiện nay, các sản phẩm EdTech khá phong phú. Tuy nhiên, với số lượng học sinh phổ thông chiếm tới hơn 20% dân số nên các dòng sản phẩm EdTech tập trung vào phân khúc này là lớn nhất.

Phân khúc thứ 2 nổi trội về sản phẩm công nghệ giáo dục là phân khúc đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng, đào tạo cho người đi làm.

Theo ông Tôn Quang Cường - Trưởng khoa Công nghệ giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), một điểm đáng lưu ý trong quá trình hình thành và phát triển EdTech của Việt Nam là tiềm năng phát triển các giải pháp ứng dụng và nền tảng trong giáo dục đại học và quản trị đại học. Đây là phân khúc có nhiều điểm đặc thù, đối tượng khách hàng có trình độ cao, khả năng và yêu cầu sử dụng vừa chuyên sâu vừa đa dạng.

“Sự hiện diện với số lượng khiêm tốn (được công khai) của các sản phẩm trong phân khúc này hoàn toàn không phản ánh khả năng kém cạnh tranh trong hệ thống xếp hạng mà chỉ nhấn mạnh thêm tính “khép kín” và “tính ẩn” của EdTech trong giáo dục đại học”, ông Cường nhìn nhận.

Thông qua xếp hạng này, các doanh nghiệp EdTech cũng có cơ hội thu hút, phát triển người dùng tiềm năng, đồng thời có cái nhìn tổng quan về thị trường và các bên liên quan. Từ đó có động lực phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Đồng thời giúp các nhà quản lý giáo dục và các nhà hoạch định chính sách có cơ hội nhìn lại toàn cảnh thị trường để có những chính sách cải cách phù hợp dựa trên việc tiếp thu những ứng dụng và giải pháp mới trong lĩnh vực giáo dục.

Đa dạng hoá các mô hình mới

Từ kết quả Bảng xếp hạng EdTech Việt Nam 2023, nhóm nghiên cứu khuyến nghị các doanh nghiệp tập trung vào phân khúc dành cho người đi làm để phát triển các nội dung phù hợp, tăng tính cập nhật, linh hoạt gà thực tiễn trong các chương trình đào tạo các kỹ năng số trong bối cảnh mới.

Phát triển và mở rộng các phân khúc mới dành cho người lớn, người cao tuổi đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

Phát triển sản phẩm nền tảng chuyển từ tiếp cận hệ thống quản lý học tập (LMS) sang nền tảng trải nghiệm học tập (LXP) để tăng cơ hội trải nghiệm người dùng và phát triển dữ liệu nội sinh, chứng chỉ ghi nhận cho các khóa học.

Phát triển và đa dạng hóa các mô hình mới trong phân phối sản phẩm theo tiếp cận “thuê bao trọn gói” đáp ứng và tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng.

Ngoài ra, cần phát triển các giải pháp mang tính hội tụ tích hợp các công nghệ, dịch vụ trong cùng nền tảng, chia sẻ dữ liệu dùng chung để tăng trải nghiệm học tập, kinh nghiệm làm giệc thực tế và nhu cầu học tập suốt đời.

Thu An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm