Sao Mộc rực sáng với vũ điệu cực quang kỳ vĩ gấp hàng trăm lần trái đất
Kỷ băng hà tiếp theo có thể bị trì hoãn hàng chục nghìn năm vì biến đổi khí hậu do con người gây ra / Sự sống trên trái đất đối mặt nguy cơ sụt giảm oxy nghiêm trọng trong tương lai
Theo thông tin công bố ngày 12/5 từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nhóm nghiên cứu quốc tế do nhà khoa học Jonathan Nichols thuộc Đại học Leicester (Anh) đứng đầu đã phân tích dữ liệu thu được từ kính viễn vọng James Webb. Kết quả cho thấy các dải sáng cực quang trên sao Mộc không chỉ có cường độ rất cao mà còn biến đổi nhanh và giàu năng lượng – điều mà trước đây ngay cả tàu thăm dò nổi tiếng Voyager 2 cũng chưa từng ghi nhận được.
Tương tự trái đất, cực quang trên sao Mộc hình thành khi các hạt mang điện tích năng lượng cao từ không gian va chạm với nguyên tử khí trong bầu khí quyển gần các cực từ của hành tinh. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất nằm ở nguồn gốc và sức mạnh của hiện tượng. Nếu như cực quang trái đất chỉ xuất hiện khi có bão mặt trời, thì sao Mộc còn được "tiếp sức" bởi mặt trăng Io – vệ tinh núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất hệ mặt trời. Các đợt phun trào từ Io giải phóng lượng lớn hạt mang điện ra không gian, tạo nên nguồn năng lượng dồi dào duy trì cực quang luôn rực sáng.
Dù cơ chế tương tự hiện tượng cực quang Bắc Cực hay Nam Cực của trái đất, nhưng quy mô và độ rực rỡ của cực quang sao Mộc lại vượt xa – dữ dội, choáng ngợp và mang vẻ đẹp siêu thực. Hình ảnh ghi lại vào đêm Giáng sinh 2023 bằng James Webb – thiết bị quan sát tinh vi nhất từng được phóng vào không gian – cho thấy các dải sáng liên tục chuyển động như nhịp tim của hành tinh khổng lồ. Dưới ánh nhìn hồng ngoại, vũ điệu ánh sáng ấy trở nên sống động, mang theo năng lượng vũ trụ và câu chuyện hình thành kéo dài hàng tỷ năm.
Theo các nhà khoa học, hiện tượng này là minh chứng cho thấy từ trường của sao Mộc – vốn mạnh nhất hệ mặt trời – đang tạo ra những phản ứng ngoạn mục với gió mặt trời, đồng thời cung cấp manh mối quý giá về khí quyển của các hành tinh ngoài hệ mặt trời.
Trước đó, James Webb cũng từng gây ấn tượng mạnh khi chụp được hình ảnh cực quang mờ nhưng đầy kỳ ảo trên sao Hải Vương – hành tinh băng giá xa xôi mà chỉ tàu Voyager 2 từng lướt qua trong một lần duy nhất cách đây hàng chục năm. Giờ đây, với loạt dữ liệu mới về sao Mộc, James Webb một lần nữa khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc mở rộng cánh cửa hiểu biết của nhân loại về vũ trụ bao la.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Hiệu quả ứng dụng công nghệ số vào tra cứu trực tuyến thông tin quy hoạch
Ngân sách tài trợ về R&D của doanh nghiệp sẽ lên tới 80%
Gỡ rào cản thủ tục, mở đường cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Phát hiện hành tinh siêu lạnh sống sót kỳ diệu trong 'vùng cấm' quanh sao lùn trắng
Sao Mộc rực sáng với vũ điệu cực quang kỳ vĩ gấp hàng trăm lần trái đất
Ảnh minh họa.