So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra với Galaxy S20 Ultra: Có nên nâng cấp?
Bảng giá điện thoại Samsung tháng 2/2021: Đồng loạt giảm giá / Samsung Galaxy S21 Plus 5G giảm giá 4 triệu đồng đầu năm mới
Về tổng thể thiết kế Galaxy S21 Ultra và S20 Ultra có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên Samsung đã có những thay đổi quan trọng để tạo nên sự khác biệt rất đáng chú ý.
Galaxy S21 Ultra và Galaxy S20 Ultra. |
Đầu tiên là mặt lưng kính bóng trên S20 Ultra đã được đổi sang mặt kính dạng mờ giúp chống bám vân tay tốt hơn và có hai tùy chọn màu sắc nổi bật là Phantom Black và Phantom Silver.
Một thay đổi quan trọng khác và rất dễ nhận ra đó là camera ở mặt sau, trên Galaxy S21 Ultra cụm camera thiết kế gắn liền với khung kim loại để tạo ra một thiết kế liền mạch, tạo cảm giác đẹp và tinh tế hơn nhiều so với S20 Ultra.
Nhưng bản nâng cấp cũng đã bị lược Samsung lược bỏ một số tính năng so với người tiền nhiệm. Cụ thể Galaxy S21 Ultra không còn hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ mở rộng microSD, không còn giắc cắm tai nghe 3.5mm và cũng không có luôn củ sạc đi kèm.
Nhưng bù lại cho việc cắt giảm những tính năng trên, Samsung đã hạ giá bán của Galaxy S21 Ultra xuống thấp hơn 200 USD so với giá khởi điểm của người tiền nhiệm S20 Ultra. Tất nhiên, hiện tại Galaxy S20 Ultra có giá thấp hơn vì đã ra mắt được một năm, nhưng đây rõ ràng là một chiếc lược đúng khi Samsung giảm giá thiết bị mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hoặc thông số kỹ thuật.
Màn hình của máy có thêm chế độ bảo vệ mắt bằng AI, theo đó, máy sẽ tự điều chỉnh độ sáng và giảm ánh sáng xanh có hại cho mắt người dùng. Tần số làm tươi cũng tự tăng giảm từ 10 Hz đến 120 Hz tuỳ vào ứng dụng được sử dụng.
Cả hai điện thoại đều có màn hình cong hiển thị rất ấn tượng, đều sử dụng thiết kế Infinity O với tấm nền Dynamic Amoled 2X mới, đều có độ phân giải đạt QHD+ và tần số refresh 120 Hz. Nhưng chỉ S21 Ultra mới có thể tận dụng được cả hai tính năng trên đồng thời. Vì trên S20 Ultra phải giảm tần số refresh xuống 60Hz thì mới có thể tăng độ phân giải màn hình lên mức cao nhất.
Một cải tiến khác trên bản nâng cấp đó là cảm biến vân tay dưới màn hình đã được Samsung chuyển sang sử dụng loại cảm biến quang học đã được sử dụng trên Galaxy S10. Với kích thước lớn hơn 1,77 lần so với trước đây nên khả năng nhận diện vân tay nhanh hơn và chính xác hơn nhiều so với người tiền nhiệm.
Tất nhiên, những thay đổi lớn nhất phải kể đến camera. Galaxy S20 Ultra được Samsung đặc biệt chú trọng tới hệ thống camera khi có khả năng thu phóng lên đến 100x thông qua sự kết hợp giữa zoom quang học và zoom kỹ thuật số.
Nhưng do gặp vấn đề lấy nét tự động với cảm biến 108MP chính trên người tiền nhiệm nên Samsung đã có những điều chỉnh trên bản nâng cấp. Theo đó Galaxy S21 Ultra được cho là vay mượn camera từ Note 20 Ultra ra mắt vào năm ngoái, bổ sung thêm hệ thống lấy nét tự động bằng laser giúp cải thiện chất lượng ảnh.
Ngoài ra, Galaxy S21 Ultra là thiết bị đầu tiên của Samsung có camera tele kép, trong đó camera tele 10MP hỗ trợ zoom 3x, trong khi camera tiềm vọng 10MP còn lại hỗ trợ zoom 10x. Samsung cũng đã tích hợp một số chế độ mới cho cả chụp ảnh và quay video, cùng với khả năng quay video 8K ở định dạng RAW 12-bit cho dữ liệu màu sắc tốt hơn đáng kể.
Một tính năng rất quan trọng và là công cụ chính trên Galaxy S21 Ultra chính là hỗ trợ bút S Pen với gần như đầy đủ tính năng của dòng Galaxy Note, nhưng S Pen lại được bán riêng mà không đi kèm. Galaxy S20 Ultra không có tính năng này nên rõ ràng bản nâng cấp chiếm ưu thế vượt trội.
Tuy nhiên vì bút S Pen phải mua riêng và nếu bạn không thường xuyên sử dụng bút S Pen thì những khác biệt giữa Galaxy S21 Ultra với người tiền nhiệm là rất nhỏ.
Do đó nếu đang sở hữu Galaxy S20 Ultra thì bạn không cần phải nâng cấp. Nhưng nếu bạn đang sở hữu S10 Plus hoặc cũ hơn thì Samsung Galaxy S21 Ultra rất đáng để cân nhắc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Chủ tịch FPT: Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Đầu tư công nghệ cao để Việt Nam 'cất cánh'
Nghị quyết 57 tạo cú hích cho đầu tư nghiên cứu và phát triển