Khoa học - Công nghệ

Tác động của công nghệ blockchain đối với quyền sở hữu trí tuệ

Công nghệ blockchain tạo ra chuỗi thông tin được bảo vệ an toàn, ghi nhận thời điểm giao dịch và không thể bị thay đổi nên đã xuất hiện các ứng dụng trong hoạt động bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), marketing và tiếp cận người tiêu dùng. Đồng thời nó cũng mang tới nhiều ảnh hưởng tích cực.

Nhà phát minh Trần Ngọc Phúc chia sẻ về dự án khẩu trang công nghệ: Làm mát phổi, thậm chí không cần đến điều hòa / Những sáng tạo ấn tượng của học sinh giúp bảo vệ môi trường

Công nghệ blockchain được biết đến rộng rãi bởi đây là công nghệ hỗ trợ đằng sau tiền điện tử Bitcoin và Ethereum. Ở dạng cơ bản nhất, công nghệ blockchain được xem như một cuốn sổ cái mở dùng để ghi chép và theo dõi các giao dịch được thực hiện và xác nhận trong hệ thống đồng cấp. Blockchain và các công nghệ sổ cái phân tán (distributed ledger technology) có liên quan khác tạo ra nguồn dữ liệu minh bạch, đáng tin cậy khi cho phép nhiều bên tham gia giao dịch kiểm tra trước, xem dữ liệu nào được ghi vào và một khi đã nhập thông tin thì không bên nào có thể thay đổi dữ liệu được nữa. Mỗi một giao dịch hay một “khối” thông tin sẽ được truyền đến tất cả thành viên tham gia hệ thống và phải được xác nhận bởi mỗi “mắt xích” thành viên thông qua những thuật toán phức tạp. Một khi “khối” đã có xác nhận thì nó sẽ được thêm vào sổ cái hoặc chuỗi thông tin.

Các đặc điểm này có thể tạo cơ hội cho các cơ quan sở hữu trí tuệ (SHTT) thay đổi việc đăng ký quyền SHTT bằng cách làm cho quy trình này trở nên có hiệu quả hơn về mặt chi phí, nhanh hơn, chính xác hơn và an toàn hơn. Hơn nữa, công nghệ này có thể tạo ra cơ hội để thay đổi có hiệu quả và cải thiện hiệu quả và tính minh bạch của thông tin quản lý quyền.

Blockchain
Tác động của công nghệ blockchain đối với quyền sở hữu trí tuệ

Cụ thể, công nghệ chuỗi khối có thể làm cho quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu trở nên có hiệu quả hơn bằng cách cắt giảm một số quy trình và thủ tục của nó. Ví dụ, đối với một số đơn đăng ký nhãn hiệu, nếu không thể chứng minh được rằng nhãn hiệu đó vốn đã có tính phân biệt, thì cần phải chứng minh rằng nhãn hiệu đó đã có được tính phân biệt thông qua việc sử dụng.

Công nghệ chuỗi khối cũng có thể trợ giúp việc tạo sổ đăng ký các quyền SHTT chưa đăng ký như quyền đối với kiểu dáng công nghiệp và bản quyền chưa đăng ký vì nó có thể dễ dàng cung cấp bằng chứng về thời điểm tạo ra chúng, thông tin quản lý quyền (nếu có) và các yêu cầu pháp lý.

Tuy nhiên, cần phải cẩn thận suy nghĩ về việc thiết kế một nền tảng như vậy. Cơ quan đăng ký dựa trên blockchain, mà bất kỳ thành viên của công chúng đều có thể tải lên thông tin quản lý quyền dưới dạng mục nhập có dấu thời gian, sẽ chỉ là hữu ích nếu có sự tham gia của bên thứ ba có thẩm quyền và đáng tin cậy như cơ quan SHTT hoặc Tổ chức quản lý tập thể.

Theo cách khác, chủ sở hữu quyền cũng có thể là chủ tài khoản, nghĩa là Cơ quan đăng ký sẽ không chỉ ghi lại mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch quyền SHTT. Để phát huy hết tiềm năng của một hệ thống quản lý bản quyền dựa trên blockchain mới, số lượng lớn các chủ sở hữu quyền sẽ cần sử dụng nó và nó sẽ cần có một lượng đủ các tác phẩm có bản quyền.

Tuy nhiên tại Việt Nam, phần lớn các khung pháp lý liên quan đến ứng dụng, phát triển các sản phẩm dịch vụ đặc biệt liên quan đến sở hữu trí tuệ được xây dựng và phát triển trên nền tảng Blockchain còn rất sơ khai và cần được tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện theo hướng thực tế, chuyên sâu. Phát triển sâu rộng trên nhiều ngành công nghiệp, đời sống dân sinh

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm