Khoa học - Công nghệ

Thành tích 'khủng' của nhà khoa học trẻ

Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng năm 2023 góp thêm một phần vào thành tích "khủng" của Tiến sỹ Trịnh Văn Chiến (Đại học Bách khoa Hà Nội).

Khoa học với phát triển tầm vóc con người Việt Nam / Chậm đổi mới công nghệ, doanh nghiệp khó tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Chú thích ảnh
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy trao Giải thưởng KHCN Quả cầu Vàng năm 2023 cho các cá nhân. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Là một trong 10 gương mặt xuất sắc được trao Giảithưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng năm 2023, Tiến sỹ Trịnh Văn Chiến, Trưởng phòng Thí nghiệm nghiên cứu mạng máy tính và công nghệ truyền thông thế hệ mới, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Đại học Bách khoa Hà Nội) với công trình nghiên cứu xem xét việc tích hợp công nghệ cực nhiều ăng-ten trong mạng phi tế bào và bề mặt phản xạ thông minh dưới ảnh hưởng của tương quan không gian giữa các phần tử tán xạ. Chất lượng hệ thống truyền thông 6G được nghiên cứu bằng cách sử dụng phân tích tiệm cận toán học cho phép số lượng điểm truy nhập và số phần tử tán xạ tiến tới vô cực. Khi kết quả thu được chỉ ra tiềm năng ứng dụng của mạng phi tế bào và bề mặt phản xạ thông minh cho mạng truyền thông 6G,Tiến sỹ Trịnh Văn Chiến đã rấthạnh phúc khi đóng góp của mình cho nền khoa học nước nhà được ghi nhận.

Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng góp thêm một phần vào thành tích "khủng" của Tiến sỹ Trịnh Văn Chiến. Anh đã có 40 bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế; tác giả chính một báo cáo khoa học xuất sắc tại hội thảo quốc tế; 28 báo cáo khoa học đăng toàn văn trong kỷ yếu hội thảo (trong đó, 15 bài là tác giả chính), tác giả của 3 chương sách; đào tạo 2 thạc sỹ.

Tiến sỹ Trịnh Văn Chiến cho biết,mìnhnhận bằng kỹ sư chuyên ngành Điện tử - Viễn thông của Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2012, bằng thạc sỹ chuyên ngành điện và kỹ thuật máy tính của Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc năm 2014 và bằng tiến sỹ chuyên ngành hệ thống thông tin của Đại học Linköping, vương quốc Thụy Điển, năm 2020.

Anh Trịnh Văn Chiến chia sẻ: Trước khi công tác tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, anh có gần hai năm là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Luxembourg (Luxembourg). Các lĩnh vực nghiên cứu của anh bao gồm các bài toán tôi ưu hóa, phân tích lý thuyết, các ứng dụng của học máy cho hệ thống thông tin và xử lý tín hiệu ảnh, video. Bên cạnh đó, anhđã nhận được giải thưởng phản biện gương mẫu cho tạp chí IEEE communications letters vào các năm 2016, 2017 và 2021. Anh cũng nhận được giải thưởng nghiên cứu khoa học xuất sắc cho năm đầu tiên của dự án triển khai mạng 5G từ Liên minh châu Âu. Tiến sỹ Trịnh Văn Chiến cũng tham gia phản biện cho nhiều hội nghị và tạp chí khoa học uy tín.

Nói về hành trình trở thành nhà khoa học, Tiến sỹTrịnh Văn Chiến nhớ lại: "Ngày bé, tôi không ước mơ trở thành nhà khoa học bởi khoa học là cái gì đó rất to lớn đối với một đứa trẻ ở vùng quê nghèo. Giấc mơ đơn sơ và bình dị của phần lớn những đứa bé như tôi là trở thành thầy giáo hay bác sỹ để cứu người. Tuy nhiên, cũng như thế giới luôn vận động, giấc mơ của mỗi người thay đổi theo năm tháng và cơ duyên đã đưa tôi đến với khoa học vào năm thứ ba Đại học Bách khoa Hà Nội. Chính tại năm thứ 3 này, tôi may mắn được tham gia phòng thí nghiệm nghiên cứu về truyền thông vô tuyến của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đức. Chính tại nơi này, thầy giáo, các anh, chị và các bạn trong phòng thí nghiệm đã truyền lửa nghiên cứu cho tôi".

 

Tiến sỹ Trịnh Văn Chiến cho rằng:Ai từng làm nghiên cứu sinh đều có hơn một lần cảm thấy trở ngại trong hướng nghiên cứu của mình, thậm chí là hoài nghi về chủ đề mình đã chọn nhưng ngày nay các bạn trẻ có nhiều cơ hội để học tập nghiên cứu hơn do tiến bộcủa khoa học và công nghệ như trí tuệ nhân tạo, mạng internet... với kho tri thức mở khổng lồ.

Ngoài nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu, Tiến sỹ Trịnh Văn Chiến còn tham gia nghiên cứu về ứng dụng lý thuyết tối ưu và trí tuệ nhân tạo cho các mạng thế hệ mới như 5G và định hướng 6G năm 2030. Tiến sĩ hy vọng có thể kết nối nhiều hơn với các nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước để cùng nhau khai phá thành tựu mới về truyền thông thế hệ mới sau 5G. Bên cạnh đó, Tiến sỹ cũng cộng tác với các viện nghiên cứu và phát triển (R&D) của các doanh nghiệp để đưa các kết quả nghiên cứu hàn lâm hướng tới ứng dụng thực tế.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm