Khoa học - Công nghệ

Tiêu thụ xe Van giảm mạnh: "Hồi tàn" của dòng xe nhỏ, giá siêu rẻ?

Dòng xe Van (xe tải, cỡ nhỏ) đã và đang suy giảm nghiêm trọng về lượng tiêu thụ tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 4/2019, theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), lượng xe này chỉ bán ra được hơn 400 chiếc, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.

CLIP: Nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng wifi công cộng / Những nâng cấp đáng giá của Hyundai Elantra 2019 so với thế hệ tiền nhiệm

>> DÒNG BÀI HOT: BẢNG GIÁ XE

Xe Van hiện là dòng xe có doanh số giảm mạnh nhất tại Việt Nam dù mức giá dưới 400 triệu đồng được coi là rất phù hợp với thu nhập của nhiều người Việt có mong muốn mua xe. Tuy nhiên, thị hiếu của người dân giờ đã khác và thị trường hiện đã thay đổi nhanh.

>> Xem thêm: XE HOT (22/5): Ôtô nhập khẩu ồ ạt về VN, bộ sưu tập siêu xe hàng chục tỷ của nữ đại gia Hà Tĩnh

Tiêu thụ xe Van giảm mạnh: Hồi tàn của dòng xe nhỏ, giá siêu rẻ? - 1

Doanh số xe Van sụt giảm mạnh tại Việt Nam, hồi chuông báo cho sự hết thời của dòng xe vốn được khá nhiều người yêu thích

Theo công bố của VAMA, lượng tiêu thụ xe Van trong tháng 4 chỉ đạt 12 chiếc, trong khi đó tháng 3, dòng xe này tiêu thụ được hơn 130 chiếc. Cùng kỳ năm 2018, hết 4 tháng, doanh số của xe Van bán ra được khoảng 850 chiếc, gấp hơn 2 lần so với hiện nay.

>> Xem thêm: XE HOT (20/5): Honda VN khuyến mãi ‘khủng’ cho khách hàng, đánh giá Yamaha Latte giá 37,9 triệu

Mấy năm trở lại đây, dòng xe Van thường được tiêu thụ rất mạnh tại Việt Nam do đây là dòng xe có ngoại hình tương tự với các xe hatcback giá rẻ của Kia Morning, Hyundai i10 hay Chevrolet Spark. Tuy nhiên, cấu tạo bên trong của dòng xe này lại chỉ có hai chỗ ngồi phía trước dành cho người lái và hành khách kế bên, đằng sau xe khung chứa đồ, hàng.

>> Xem thêm: Giảm giá cả trăm triệu đồng, Honda CR-V vẫn sụt giảm quá nửa doanh số

Trước đây, chiếc xe Van có giá thấp hơn các dòng xe hatchback từ 50 triệu đến gần 100 triệu đồng/chiếc (lăn bánh), chính vì thế khá nhiều người mua xe Van về sau đó cải tại, bỏ khung và thay ghế hành khách vào phía sau thùng xe.

 

>> Xem thêm: Hyundai Tucson 2019 trình làng ở Việt Nam, giá từ 799 triệu

Mặc dù điều này là vi phạm pháp luật, không đúng với quy định đăng kiểm song trong bối cảnh giá xe cao, nhiều người tiêu dùng Việt đánh liều mua xe Van, đăng ký xe biển D rồi sau đó cải tạo thành các xe chở người, di chuyển, điều này giúp họ tiết kiệm được khoản chi phí lớn, song cũng nguy cơ gặp khá nhiều rủi ro vì thay đổi thiết kế và công năng xe khác với chủng loại xe có thể bị thu giữ, xử phạt vi phạm hành chính.

>> Xem thêm: Hyundai Elantra 2019 ra mắt thị trường Việt, giá từ 580 triệu đồng

Tuy nhiên, thị trường hiện đã thay đổi rất nhanh, các dòng xe hatchback, sedan giá rẻ ra đời ngày một nhiều và đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Các dòng xe Van cũng bị cạnh tranh rất mạnh bởi các dòng xe nhỏ, xe cũ trên thị trường.

Theo một số doanh nghiệp xe hơi, hiện xe Van chủ yếu được nhập từ Hàn Quốc, Thái Lan hoặc Ấn Độ, giá trung bình dao động khoảng 250 đến dưới 300 triệu đồng/chiếc. Tuy nhiên, hầu hết các dòng xe đều là xe được sản xuất năm 2010 đến 2015, nhưng là xe đời mới chứ không có xe được sản xuất năm 2018 hoăc 2019 tại Việt Nam. Với giá và đặc điểm này, dòng xe Van đang tỏ rõ sự thất thế so với các dòng xe hatchbak và sedan giá rẻ có mặt tại Việt Nam.

 

Thực tế, việc đuối sức cạnh tranh của dòng xe Van tại Việt Nam là điều dễ hiểu và dự đoán trước bởi dòng xe này chủ yếu phục vụ chuyên chở hàng nhỏ lẻ, nhưng thời điểm vài năm trước do thị trường Việt Nam khan hiếm xe nên nhiều người "bấm bụng" phải mua rồi thay đổi thiết kế, bất chấp rủi ro để đi lại.

Hiện, khi thị trường xe hơi Việt đã mở cửa mạnh về thuế quan, đặc biệt bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu với các loại xe từ Thái Lan, Indonesia, đã khiến thị trường xe đa dạng hơn, các mẫu xe nhiều hơn và đặc biệt giá đa số dòng xe cũng hạ xuống để người tiêu dùng dễ chọn lựa các dòng xe khác, tốt hơn, giá hợp lý hơn mà không phải lo ngại rủi ro có thể gặp phải khi sở hữu chiếc xe Van "cải tiến" như trước đây.

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm