Tìm hiểu quá trình phát triển của quạt điện
Bảng giá xe Infiniti tháng 11/2020: Cao nhất 6,999 tỷ đồng / Ảnh chi tiết iPhone 12 Mini sắp lên kệ ở Việt Nam với giá từ 21,99 triệu đồng
Tìm hiểu chung về quạt điện
Quạt điện (quạt máy) là một thiết bị dẫn động bằng điện và là 1 . Chúng được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (giảm sức nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống.
Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. Nguyên lí hoạt động của quạt điện được tận dụng rất nhiều trong đời thường như: phong tốc kế (thiết bị đo gió) và tuốc bin gió.
Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người(như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc, khăn thắm...
Lịch sử của quạt điện, điều hòa
Trước khi quạt điện được phát minh, con người chỉ có thể sử dụng quạt giấy.Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỷ 19. Đó là một hệ thống gồm một cái khung làm bằng vải bạc kết nối với một sợi dây dẫn kéo tới và lui tạo ra luồng gió.
Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ 19, các nhà máy thủy lực đã tạo ra một loại quạt dẫn động bằng đai. Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí.
Quạt trần được phát minh vào năm 1882.Các loại quạt ly tâm này được sử dụng rất thành công ở trong các nhà máy vào năm 1832-1834. Khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 thì các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân.
Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay. Vào cuối thế kỷ 19, quạt điện được các hộ gia đình sử dụng. Những loại quạt đối lưu nhiệt được chạy bằng cồn, dầu, hoặc là dầu hỏa đã phổ biến khắp thế giới vào thế kỷ 20.
Hình ảnh cho thấy 1 bản thiết kế quạt điện.
Vào khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện đã du nhập vào nước Mỹ. Chiếc lồng quạt bảo vệ của họ không có tính an toàn do người dân lúc ấy chưa biết, khoảng cách giữa các lưới ở lồng quạt rất lớn, có độ hở rộng vì thể nhiều người nhất là trẻ em đã bị thương ở bàn tay hoặc cánh tay do cánh quạt gây ra.
Vào thập niên 1920, do có sự cải cách và mặt tiến bộ công nghiệp trong sản xuất nên đã hạ giá quạt để nhiều nhà có thể đủ tiền mua sử dụng. Đến năm 1930, nghệ thuật trang chí quạt ra đời (Quạt hình Thiên nga). Trong năm 1950, các loại quạt được sản xuất và sơn đủ loại màu sắc bắt mắt. Khi máy điều hòa không khí ra đời vào năm 1960 là lúc đánh dấu kết cho sự kết thúc thời hoàng kim của quạt điện. Trong những năm 1970, kiểu quạt trần của Nữ hoàng Victoria được phổ biến trên thế giới.
Quạt điện ngày nay có nhiều cải tiến kỹ thuật mới.
Trong thế kỷ 20, quạt điện đã trở nên thiết thực hơn. Trong thập niên 2000, việc chọn mua quạt thẩm mỹ tương thích với nhà đã trở thành một mối qua tâm lớn của mọi người. Quạt điện đóng vai trò là một phần rất lớn trong cuộc sống mỗi ngày ở một số nước như Nhật Bản, Tây Ban Nha và một số các nước khác. Hiện nay, trong các văn phòng làm việc sẽ không còn thấy những chiếc quạt điện nữa mà thay vào đó là chiếc máy điều hòa không khí, nhưng được dùng rất phổ biến ở trong mọi gia đình Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Chủ tịch FPT: Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Đầu tư công nghệ cao để Việt Nam 'cất cánh'
Nghị quyết 57 tạo cú hích cho đầu tư nghiên cứu và phát triển