Vì sao muỗi đốt người này nhưng lại bỏ qua người khác?
Vì sao phòng các khách sạn thường không số 420? / Vì sao trâu vàng được chọn là linh vật?
Muỗi là một trong những loài côn trùng gây ra những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người. Có nhiều nguyên nhân khiến người này bị muỗi đốt nhiều hơn người khác.
Nhóm máu OTheo một nghiên cứu năm 2004 đăng trên tờ Journal of Medical Entomology, những người có nhóm máu O thường hấp dẫn muỗi hơn so với người có nhóm máu khác (A, B và AB).
Ảnh minh họa
Nghiên cứu này làm sáng tỏ một thực tế người hay bị muỗi đốt nhất theo thứ tự là nhóm máu O, tiếp theo là nhóm máu A, nhóm máu B và cuối cùng là nhóm máu AB.
Carbon dioxide (CO2)Một trong những cách cơ bản để muỗi định vị mục tiêu là dựa vào đánh hơi mùi khí carbon dioxide (CO2) phát ra trong hơi thở con người. Muỗi sử dụng một cơ quan gọi là tua cảm hàm trên để định vị và có thể phát hiện được khí carbon dioxide ở khoảng cách 50m.
Vì vậy, những người thở ra nhiều khí carbon dioxide hơn, thường là người to cao, sẽ thu hút muỗi nhiều hơn những người khác.
Phụ nữ mang thaiPhụ nữ đang ở vào giai đoạn thai kỳ cũng dễ trở thành đối tượng bị muỗi đốt thường xuyên hơn những người khác. Một nghiên cứu ở Nam Phi cho thấy phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sốt xuất huyết cao hơn gấp 2 lần so với những phụ nữ bình thường.
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học đưa ra giải thích rằng nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị muỗi đốt nhiều hơn chính là do sự gia tăng lượng CO2.
Mùi cơ thểCơ thể của một số người tỏa ra một hoạt chất hấp dẫn, trong khi những người còn lại lại có mùi khiến côn trùng phải tránh xa.
Ảnh minh họa
Theo như các nhà khoa học, một trong số các chất này phải kể đến estrogen, do vậy phụ nữ chân yếu tay mềm thường dễ trở thành mục tiêu tấn công của loài muỗi hơn so với nam giới.
Yếu tố di truyềnYếu tố di truyền là một yếu tố quan trọng khiến bạn trở thành mục tiêu săn đuổi của loài muỗi. Di truyền ở đây gồm có: nhóm máu, cấu tạo các chất có trong cơ thể bạn. Do vậy, nếu gia đình bạn tập trung nhiều muỗi hơn các gia đình khác thì cũng đừng lấy gì làm ngạc nhiên.
Xem thêm: Điều gì xảy ra sau khi tiêm Vaccine Covid-19? (Nguồn: Zingnews.vn)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Chủ tịch FPT: Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Đầu tư công nghệ cao để Việt Nam 'cất cánh'
Nghị quyết 57 tạo cú hích cho đầu tư nghiên cứu và phát triển