Vì sao tượng gỗ Shigir cả 10.000 năm tuổi mà không bị mục nát?
Kinh ngạc người phụ nữ nghi đã nhìn thấy UFO được ngụy trang trong đám mây / Tiết lộ gây sốc về bộ hài cốt của 'Nữ hoàng Đỏ' trong một ngôi mộ cổ 700 năm
Bức tượng Shigir gần 10.000 năm tuổi ở Nga được xem là tượng gỗ cổ xưa nhất thế giới, gấp đôi tuổi của kim tự tháp Ai Cập, và chứa nhiều bí ẩn chưa được giải mã.
Nó lâu đời hơn từ 4.000 đến 5.000 năm so với bãi đá cổ Stonehenge ở Anh và gấp đôi tuổi kim tự tháp Ai Cập. Một số nhà nghiên cứu tin rằng, những ký hiệu hình học và dấu hiệu lạ khắc trên bức tượng chứa thông tin mã hóa về thế giới Thời kỳ đồ đá giữa.
Bức tượng Shigir được phát hiện vào tháng 1/1890, trong khu vực Sverdlovsk, rìa phía tây Siberia, Nga. Nó bao gồm nhiều mảnh vỡ nằm trong một vỏ bọc dài 4 mét, bên dưới lớp than bùn đầm lầy ở mỏ vàng. Chính nhờ bãi than bùn này mà bức tượng gỗ tránh khỏi tác động của vi khuẩn, không bị mục nát và còn tương đối nguyên vẹn sau nhiều thiên niên kỷ.
Bức tượng gỗ Shigir được chạm khắc bằng những công cụ đá thô sơ trên gỗ thông rụng lá. Phần thân cây gỗ thông có hình chữ nhật, phẳng, chứa nhiều đường kẻ ngang ở phần giữa, đại diện cho xương sườn. Theo các nhà nghiên cứu, có bảy gương mặt đại diện trong bức tượng này. Trên bề mặt gỗ có các biểu tượng hình học như chữ V, xương cá, đường thẳng, đường nguệch ngoạc, và nhiều biểu tượng trừu tượng khác.
Phát hiện khoa học mới còn cho thấy những hình ảnh và chữ tượng hình trên bức tượng gỗ được tạc với hàm của một con hải ly và răng của nó còn nguyên vẹn.
Một số người cho biết, khuôn mặt của bức tượng mang thông tin mã hóa của con người thuộc thời đại đồ đá giữa. Đây cũng là cách để người xưa truyền lại nhận thức sơ khai về nguồn gốc con người và thế giới cho thế hệ sau. Số khác lại tin rằng bức tượng là một bản đồ thời cổ đại. Những đường thẳng, đường lượn sóng, và mũi tên chỉ ra cách để đến một địa điểm và số lượng ngày của cuộc hành trình.
Mặc dù các thông điệp vẫn là một bí ẩn hoàn toàn đối với con người hiện đại nhưng rõ ràng những người tạo ra nó sống hoàn toàn hài hòa với thế giới, phát triển trí tuệ tiên tiến và một thế giới tâm linh phức tạp.
Loạt tượng thần bằng gỗ 750 tuổi
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra 19 tượng thần hình người bằng gỗ, một số trong đó có đeo mặt nạ đất sét tại thành phố cổ Chan Chan, Peru.
Những bức tượng thần được chạm khắc bằng tay có tuổi thọ 750 năm, cao khoảng 70cm với hai chân được xếp khoanh lại chồng lên nhau. Các bức tượng được phát hiện trong các hốc hình chữ nhật dọc theo một hành lang.
Tượng gỗ Shigir.
Đây là những tượng thần lâu đời nhất được phát hiện ở khu liên hợp khảo cổ Chan Chan phía bắc Peru, nơi từng là thủ đô của Vương quốc Chimu, một nền văn hóa kéo dài từ khoảng năm 900 đến 1430 trước khi bị Đế chi Inca thôn tính.
Chan Chan được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới của UNESCO từ năm 1986 nhưng hành lang với những bức tượng đặc biệt trên mới chỉ được phát hiện gần đây.
Trên hành lang có những bức tranh phong cảnh, những hình động vật như mèo hay những hình ảnh thiên nhiên như mặt trăng, sóng...
Hành lang dài 108 mét này có thể là lối vào một trung tâm nghi lễ, quảng trường của khu vực này. Bất cứ ai khi bước xuống hành lang sẽ bị các tượng thần bằng gỗ "tấn công".
Mỗi bức tượng được chạm khắc một cách độc đáo, một số cầm vũ khí hoặc khiên chắn như khi tham gia một cuộc chiến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
OpenAI đang phát triển trình duyệt web riêng, tích hợp ChatGPT và nhiều công cụ AI, quyết đấu Google