Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đồ uống kiến nghị chưa tăng thuế ngành đồ uống
Sử dụng đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ ung thư / Công dụng làm đẹp bất ngờ từ đồ uống có cồn
Ngày 6/5, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã ra mắt Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu cần phải có một cơ quan nghiên cứu, cung cấp thông tin, số liệu chính thống, khách quan nhất về ngành đồ uống Việt Nam.
Ra mắt Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam. (Ảnh: Hà Anh).
Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cũng như những chính sách cho ngành đồ uống; tư vấn đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu đồ uống; kết hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ của viện.
Ngay sau khi thành lập, viện sẽ xây dựng, nghiên cứu, báo cáo tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ngành đồ uống có cồn. Đây là vấn đề liên quan mật thiết tới quá trình phục hồi cho ngành đồ uống vốn đang chịu tác động nặng nề bởi các lệnh giãn cách xã hội gây ra, từ các chính sách quản lý chuyên ngành, đặc thù và từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Cùng với đó, viện sẽ tiến hành nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành đồ uống Việt Nam và nghiên cứu giải pháp xử lý chất thải rắn từ vỏ lon bia.
Chia sẻ với Doanh nghiệp Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Việt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch VBA kỳ vọng, đây sẽ là viện mang tính chuyên ngành nghiên cứu về khoa học, công nghệ và chính sách.
“Hy vọng, với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, đầu ngành, viện sẽ giúp các doanh nghiệp có nghiên cứu mới, tiến bộ mới, xu hướng mới để ngành đồ uống Việt Nam phát triển, đưa tiến bộ của ngành đồ uống ngang tầm với các nước trên thế giới”, PGS.TS Nguyễn Văn Việt nói.
Nhắc lại những khó khăn mà ngành đồ uống Việt Nam đang phải trải qua, đặc biệt, nếu áp dụng tăng thuế TTĐB với đồ uống có cồn thì doanh nghiệp sẽ tăng thêm gánh nặng. Ông Việt cho biết, thời gian vừa qua, Chính phủ đã quan tâm tới khó khăn của các ngành nghề và có những chính sách ưu đãi về thuế, cũng như thực hiện các hỗ trợ khác, nhưng ngành đồ uống có cồn tại Việt Nam không được hỗ trợ một khoản gì.
“Đây là điều thiệt thòi, chúng tôi rất mong muốn tạo công bằng cho doanh nghiệp sản xuất đồ uống có cồn, đặc biệt, mong muốn người lao động trong ngành này cũng được hỗ trợ, tạo điều kiện như các ngành khác.
Chính sách thuế hiện nay rất cần thiết giúp phục hồi kinh tế, nhưng trong giai đoạn hiện nay, chưa nên tăng thuế đối với ngành đồ uống. Sau năm 2025 mới điều chỉnh chính sách về thuế đối với lĩnh vực này sẽ phù hợp hơn”, PGS.TS Nguyễn Văn Việt đề xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng Bí thư: Chú trọng gỡ rào cản thể chế để khoa học công nghệ bứt phá
Khoa học công nghệ đóng góp công lớn vào giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
5 tiểu hành tinh nguy hiểm nhất hệ mặt trời, có nguy cơ va chạm vào Trái Đất
Thành lập Liên minh ứng phó sự cố an ninh mạng Quốc gia
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo