Việt Nam giữ vị trí 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu
Cần ưu tiên đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến nông lâm thủy sản / Khoa học, công nghệ đóng vai trò thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững
Ngày 06/01/2021, tại Hà Nội, Bộ KH&CN đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và chỉ đạo Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chúc mừng và đánh giá cao những đóng góp to lớn của ngành KH&CN vào thành tựu chung của phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ KH&CN tập trung nghiên cứu, đề xuất cơ chế vượt trội, tháo những điểm ách tắc và minh bạch hơn nữa trong cơ chế tài chính, tăng cường nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn, triển khai làm việc với các sở KH&CN địa phương....
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị.
Theo Phó Thủ tướng, vai trò KH-CN ở nhiều địa phương chưa được coi trọng, tiếng nói của sở KH-CN rất yếu. “Những sở nào cảm thấy mình chưa được chú ý thì nên làm việc với Bộ trưởng đưa ra một số thế mạnh KH-CN của địa phương để Bộ tập hợp lại thành nhóm vấn đề cần triển khai. Từ đó, tiếng nói của sở KH-CN của tỉnh đó sẽ mạnh hơn”, Phó Thủ tướng đề xuất.
Trong bài phát biểu của mình,Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định nhận định, những đổi mới tích cực nhất tập trung vào hoàn thiện đầu tư và cơ chế tài chính, huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước cho KH&CN; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp; hoàn thiện chính sách thu hút, sử dụng, trọng dụng cán bộ, đặc biệt là nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam; cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ; phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; kết nối cung - cầu công nghệ, phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN; nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4; tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của KH&CN và đổi mới sáng tạo.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2020 và triển khai công tác năm 2021 tại Hội nghị.
Bên cạnh đó, các nhiệm vụ KH&CN đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết của địa phương. Nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, khôi phục sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng phát triển.
Việt Nam tiếp tục giữ vững thứ hạng 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và tiếp tục được xem là hình mẫu của các nước đang phát triển khác trong việc thiết lập đổi mới sáng tạo như một ưu tiên quốc gia.
Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung, cập nhật cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và mức độ hài hòa với tiêu chuẩn hóa quốc tế (đến nay đã có 12.800 TCVN, tỷ lệ hài hòa trên 60%). Trong năm vừa qua, Bộ đã thẩm định và công bố 895 TCVN do các bộ, ngành xây dựng.
Đã xử lý 68.971 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 8,3% so với năm 2019). Cấp văn bằng bảo hộ cho 47.168 đối tượng sở hữu công nghiệp (tăng 15,6% so với năm 2019).
Công tác bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân; đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình tập trung vào việc đảm bảo nguồn cung đồng vị phóng xạ, dược chất phóng xạ cho các cơ sở y tế; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Toàn cảnh Hội nghị.
Hoạt động hợp tác quốc tế được triển khai có hiệu quả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thông qua các hình thức họp trực tuyến và làm việc từ xa. Đặc biệt, trong năm Việt Nam đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN 2020, Bộ đã tích cực thúc đẩy hoạt động hợp tác về KH&CN và đổi mới sáng tạo, chủ động triển khai các hoạt động trong danh mục sự kiện ASEAN 2020.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính được triển khai mạnh mẽ, đảm bảo cung cấp thông tin về thủ tục, dịch vụ công kịp thời, chính xác, thuận lợi cho doanh nghiệp.
Hoạt động thông tin, thống kê và truyền thông được đẩy mạnh. Cập nhật, vận hành hiệu quả Hệ thống thông tin KH&CN, cơ sở dữ liệu quốc gia. Tổ chức truyền thông trên 100 sự kiện, hoạt động với gần 2.000 tin, bài, hàng trăm clip, phóng sự.
Ở lĩnh vực nông nghiệp, KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Lĩnh vực công nghiệp đã chế tạo thành công nhiều thiết bị, dây chuyền sản xuất, chủng loại vật liệu mới phục vụ phát triển ngành cơ khí chế tạo, năng lượng, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp,…
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, ngay từ đầu năm 2020, Bộ KH&CN đã vào cuộc với tinh thần chủ động, kịp thời và trách nhiệm, qua đó đã có những đóng góp hiệu quả vào việc phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ KH&CN đã phê duyệt 10 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đột xuất để nâng cao năng lực phòng, chống dịch Covid-19.
Kết quả nghiên cứu nổi bật gồm: Nuôi cấy, phân lập thành công virus SARS-CoV-2; Nghiên cứu, sản xuất thành công bộ Kít phát hiện virus SARS-CoV-2, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và có năng lực xuất khẩu; Sản phẩm vaccine phòng Covid-19 Nanocovax đã được thử nghiệm lâm sàng trên người; Nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm thành công sản phẩm robot sử dụng tại các bệnh viện và khu cách ly; chiếu xạ khử khuẩn miễn phí thiết bị, vật phẩm y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Với vai trò đầu mối triển khai Đề án Hệ tri thức Việt số hóa, Bộ KH&CN đã phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng bản đồ vùng dịch sử dụng Vmap, phát hiện nhũng người có nguy cơ lây nhiễm tại các điểm du lịch; xây dựng phần mềm khai báo y tế....
Cũng theo Thứ trưởng Lê Xuân Định, năm 2021 Bộ KH&CN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như: Triển khai các Chương trình, đề án trọng tâm của Chính phủ; Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là nghiên cứu sản xuất vắc - xin phục vụ công tác phòng, chống đại dịch Covid-19; Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp trích lập và sử dụng quỹ phát triển KH&CN để thúc đẩy mạnh việc đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp, thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển, viện nghiên cứu, doanh nghiệp KH&CN và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; Thúc đẩy phát triển mạnh hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia và sự gắn kết, hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với khu vực công nghiệp và doanh nghiệp; Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN; Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...
Cũng tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, KH&CN đã giúp nâng giá trị gia tăng của nhiều sản phẩm nông nghiệp, mang lại lợi nhuận cao hơn. Thông qua các nhiệm vụ hợp tác, ứng dụng khoa học công nghệ, người dân không chỉ được tiếp cận phương pháp canh tác tiên tiến, được hỗ trợ sử dụng thiết bị thông minh trong canh tác nông nghiệp, nắm bắt thông tin mùa vụ kịp thời, họ còn tham gia cung cấp kinh nghiệm canh tác bản địa, giúp tiết kiệm vật liệu đầu vào, mang lại sản phẩm có chất lượng cao, an toàn với người sử dụng. "Các thành tựu của ngành nông nghiệp có vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo", ông Lê Minh Hoan khẳng định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cách xác thực tài khoản Facebook để tránh bị khóa 2025
Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033
Nhìn lại thế giới 2024: Bản giao hưởng vang khắp không gian
Đẩy mạnh phát triển trí tuệ nhân tạo để phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao