Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 12 trí thức Khoa học Công nghệ tiêu biểu
Thừa Thiên Huế: Trao giải Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và Nhi đồng năm 2020 / Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế: Mỗi tiểu thương là một “Bông hoa đẹp” trong mắt du khách
Tối 28/12/2020, Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ tôn vinh Trí thức Khoa học Công nghệ (KHCN) lần thứ IV năm 2020. Đã có 12 nhà khoa học tiêu biểu đã được Ban Tổ chức tôn vinh, nhằm ghi nhận những đóng góp không ngừng nghỉ của họ đối với tỉnh nhà.
Các trí thức Khoa học Công nghệ tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế được tôn vinh trong năm 2020.
Theo GS-TS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thừa Thiên Huế, đội ngũ trí thức của tỉnh được đánh giá là đứng đầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đứng thứ ba toàn quốc về số lượng, với hơn 40.000 người có trình độ từ cao đẳng trở lên và đa dạng về ngành nghề đào tạo. Hiện Thừa Thiên Huế có trên 286 giáo sư, phó giáo sư, gần 800 tiến sĩ, hơn 1.000 thạc sĩ, hơn 200 nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú.
“Trong công cuộc xây dựng, phát triển tỉnh, vai trò của trí thức là vô cùng quan trọng, đội ngũ trí thức Thừa Thiên Huế luôn nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, hăng hái hoạt động khoa học góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định, Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định quan điểm và định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, CNTT và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.
“Với trọng trách bảo tồn di sản, tỉnh định hướng phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy giá trị di sản theo hướng chuyển tiếp, tiếp nối quá khứ với tương lai, truyền thống với hiện đại. Đề nghị Liên hiệp hội và đội ngũ trí thức KHCN của tỉnh cần phát huy hơn nữa tính tích cực chủ động và sáng tạo. Mong muốn đội ngũ trí thức, đặc biệt là 12 trí thức tiêu biểu được tôn vinh lần này tiếp tục đồng hành với tỉnh nhà, phát huy tinh thần yêu nước, cống hiến những tài năng, trí tuệ để xây dựng quê hương ngày càng phát triển”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương, nhấn mạnh.
Ông Phương cũng đề nghị, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh cùng các ngành chức năng cần có trách nhiệm tăng cường phối hợp tổ chức các phong trào, các sân chơi tri thức, thi đua lao động sáng tạo, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Cần tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước xác định KHCN, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; xây dựng đội ngũ trí thức, đội ngũ lao động, sáng tạo trong giai đoạn cuộc cách mạng 4.0, góp phần vào công cuộc xây dựng tỉnh trở thành thành phố Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Được biết, qua 4 lần tổ chức, Ban Tổ chức đã xét chọn và tôn vinh 60 nhà khoa học công nghệ tiêu biểu với những thành tựu nổi bật của họ đã được biết tới không chỉ trong tỉnh, trong nước mà còn trên tầm quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng Bí thư: Chú trọng gỡ rào cản thể chế để khoa học công nghệ bứt phá
Khoa học công nghệ đóng góp công lớn vào giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
5 tiểu hành tinh nguy hiểm nhất hệ mặt trời, có nguy cơ va chạm vào Trái Đất
Thành lập Liên minh ứng phó sự cố an ninh mạng Quốc gia
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới