Khoa học - Công nghệ

VST và Hiệp hội Xúc tiến M&A Hàn Quốc ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư

DNVN - Ngày 17/4, tại Thủ đô Seoul – Hàn Quốc đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Hiệp hội xúc tiến M&A Hàn Quốc (KMPA) và Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VST) nhằm giúp các doanh nghiệp hội viên hai bên có cơ hội phát triển, mở rộng thị trường.

Số hóa môi trường làm việc với trí tuệ nhân tạo / Nâng tầm chuỗi giá trị tôm Việt Nam

Nhận lời mời của Hiệp hội xúc tiến M&A Hàn Quốc (KMPA), Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học - công nghệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và VST tổ chức đoàn công tác sang Seoul, Hàn Quốc tham dự buổi Lễ ký kết “Hợp tác phát triển Khoa học & Công nghệ Việt – Hàn”.
Cụ thể, sáng 17/4, tại Seoul, Hàn Quốc đã diễn Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa VST và KMPA. Tại đây cũng đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Hi Seoul, Hiệp hội xúc tiến M&A Hàn Quốc (KMPA), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội.

Lãnh đạo các hiệp hội tại buổi Lễ ký kết.
Tham gia chuyến công tác, đại diện VST gồm ông Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch VST, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khoa học công nghệ Việt Nam (Busadco); bà Phan Thị Mỹ Yến – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VST, Chủ tịch Hội đồng Trung tâm nghiên cứu phát triển Thương hiệu Việt, ông Nguyễn Hồng Phong – Phó Chủ tịch VST, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông; bà Đào Thị Thu Thảo – Thư ký Đoàn Chủ tịch.

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa các hiệp hội.
Tại Lễ ký kết, ông Trần Xuân Đích - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp (DN) khoa học - công nghệ (KHCN) cho biết, DN KHCN có tính đổi mới sáng tạo, đầu tư cho nghiên cứu KH&CN cao, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường và việc làm cho người lao động. Do đó, DN KHCN là đối tượng đang được Chính phủ Việt Nam quan tâm và có chính sách ưu tiên, hỗ trợ.
Tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có 712 DN KHCN đã được đăng ký. Trong đó, DN hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa và nông nghiệp. Những DN hoạt động trong lĩnh vực này đều có tiềm năng hợp tác lớn với DN Hàn Quốc.
Đại dịch COVID-19 bùng phát khiến các hoạt động của DN ít nhiều chịu ảnh hưởng. Việc hỗ trợ, xúc tiến từ các hiệp hội như VST và KMPA thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng DN. Cục Phát triển thị trường và DN KHCN sẽ luôn luôn đồng hành, hỗ trợ và chia sẻ thông tin để có thể thúc đẩy sự hợp tác thành công giữa hai hiệp hội, cũng như DN hai nước.

Ông Trần Xuân Đích - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và DN KHCN.
Ông Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch VST bày tỏ mong muốn hợp tác vận hành “Nền tảng hệ sinh thái phát triển bền vững công ty Khoa học & Công nghệ” với VST và KMPA để mở rộng thị trường sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển các công ty thành viên của hai bên.
Các DN thành viên của VST và KMPA hợp tác trao đổi thông qua các diễn đàn, hội thảo đầu tư và triển lãm sản phẩm, tổ chức hội thảo khoa học và các sự kiện khác.
Theo Chủ tịch VST, thông qua việc hỗ trợ các công ty thành viên của KMPA tham gia vào chuỗi cung ứng do VST thiết lập, Việt Nam đóng góp vai trò trung tâm của chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Ông Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch VST.
Hai bên sẽ tiến hành hợp tác tiến hành các dự án khác nhau để tăng lợi nhuận của cả hai nước, như công nghệ tiên tiến (công nghệ kỹ thuật số, điện tử, năng lượng tái tạo và phát triển cơ sở hạ tầng), các dự án tiếp thị thể thao và học viện, các dự án hội tụ kết nối ngành văn hóa với khoa học và công nghệ và ngành công nghiệp làm đẹp.
Đánh giá cao vai trò của VST, bà Đỗ Thị Bích Ngọc - Trưởng đại diện Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam tại Hàn Quốc chia sẻ, VST là cầu nối giúp chuyển giao kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ đời sống; đồng thời tạo tiền đề liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong nước và ngoài nước. Việt Nam nói chung và Bộ Khoa học & Công nghệ nói riêng đặt kỳ vọng VST sẽ trở thành đầu tầu phát triển KHCN, đặc biệt các công nghệ lõi.
Trong khi đó, KMPA là một hiệp hội mạnh và đang ngày càng phát triển trong lĩnh vực sáp nhập, mua bán doanh nghiệp. Trước đại dịch COVID-19, những con số về về giao dịch M&A của KMPA thực sự gây ấn tượng với 458 giao dịch, tổng giá trị giao dịch 54 tỷ USD cho năm 2019; 391 giao dịch với tổng giá trị giao dịch 44,4 tỷ USD trong năm 2020.
"Với sự tương đồng về văn hóa và hai nước có cùng đặc điểm chung là phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chúng tôi hy vọng với những nền tảng mà KMPA và VST hiện có sẽ thiết lập được mối quan hệ hợp tác phát triển bền vững nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hai nước ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Hàn Quốc", bà Ngọc nhấn mạnh.
Một số hình ảnh lưu niệm tại Lễ Ký kết:


Lãnh đạo các hiệp hội chụp ảnh lưu niệm sau Lễ ký kết.

Lãnh đạo các hiệp hội bắt tay hữu nghị.


Chủ tịch VST Hoàng Đức Thảo chụp ảnh lưu niệm cùng ông Jung YoungJae - Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Văn hoá Phương Bắc.
Thu An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm