Công nghiệp ôtô Việt Nam thua kém: Cũng vì tiến sỹ giấy?
Trong khi Campuchia có ô tô điều khiển bằng Smartphone, tại Việt Nam nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu thế giới phải rời bỏ Việt Nam với lý do họ không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây điện hay đồ nhựa. Câu chuyện khiến nhiều độc giả đặt câu hỏi về việc những Giáo sư, Tiến sĩ của Việt Nam đã ở đâu, làm gì hay lỗi thuộc về quản lý nhà nước?
Đã có những độc giả đưa ra những lời trần tình, những lý do đáng để thông cảm, nhưng cũng có những độc giả thẳng thắn chê trách.
Lợi ích nhóm, tiến sỹ giấy đang làm chết nền công nghiệp
Độc giả Trọng Lam bày tỏ một phản hồi đầy tâm huyết: “Từ năm 1967 người Nhật sản xuất xe Honda 67 cho người Việt chúng ta sử dụng, sau gần 47 năm chúng ta vẫn chưa sx được xe 67. Ngành cơ khí chúng ta làm gì sau gần hơn nữa thế kỷ. Thật đáng buồn.
Vì các bạn nghĩ mình hơn CPC nên mới bức xúc vậy, chứ mình luôn kém họ, tăng trưởng kinh tế của họ bao năm luôn ở ngưỡng trên dưới 10%; mọi thứ như vàng, sữa, vật dụng ở họ rẻ hơn ta, buôn toàn từ đó về, họ đi lên từ đống tro tàn diệt chủng nhưng họ tạo ngay được thiết chế văn minh hơn.
Không biết giáo sư ,tiến sĩ của ta nhiều như vậy để đi đâu hết rồi mà chịu thua kém họ vậy? Có ai tự ái vì điều đó không hay thấy họ phát triển mặc họ,còn ta cứ táng tàng.
Chúng tôi cũng hiểu VN mình có nhiều kỹ sư giỏi nhưng chính sách kém. Nó chỉ dựa trên nhóm lợi ích. Bao năm bảo hộ không phải để phát triển xe trong nước mà để đoạt lới ich, bây giờ sắp đến 2018 lại sắp thả gà, bóp chết ngành cơ khí VN.
Việt Nam ta không sản xuất được bu lông ốc vít, dây điện thì ta đi nhập lo gì, còn GS.TS của ta thì sáng cắp ô đi, tối mang ô về,sông chết mặc bay, tiền lương thì cứ đút túi, chẳng cần nghiên cứu mệt óc, còn thế giới phát triển kệ họ, Campuchia họ có ôtô điều khiển bằng smartphone kệ họ, rồi đến một lúc nào đó ta sẽ có các bạn cứ yên tâm.”
Trong khi đó, độc giả Hùng thẳng thắn chỉ trích: “Việt Nam có cả viện hàn lâm, viện KH này nọ... TS,KS của VN nhiều như nấm, thế mà xe đạp điện vẫn nhập khẩu, nồi cơm điện, bàn ủi vẫn phải lắp ráp từ linh kiện của nước ngoài.
Thì là bởi Việt Nam có quá nhiều giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư giấy, ăn tục nói phét giỏi, đụng một tí mở miệng ra là cơ sở khoa học này, luận cứ khoa học nọ, ai làm thì gièm pha đố kỵ người ta, còn mình thì chẳng có một cái sản phẩm nào. Bản chất tự ti nhưng thừa đố kỵ. Năng lực thì đừng nói thực tiễn mà ngay cả lý thuyết cũng ú ớ nhưng chém gió thét lác thì thành thần.”
Còn độc giả Thanh Dũng thắc mắc: “Tôi thấy Việt Nam nhan nhản giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân nhiều lắm mà,báo chí ngày nào cũng đưa tin nào là giáo sư này, tiến sĩ kia, thạc sĩ nọ mà không thấy một công trình nào cho ra hồn.”
Còn độc giả Thanh Thanh đã kể lại một câu chuyện về độ sướng của một công chức mua học hàm học vị: “Ở viện tôi có một bà là phó giám đốc chuẩn bị về hưu,bà ấy đã "chạy"chức phó giáo sư và thế là đương nhiên được ở lại làm việc thêm 5 năm nữa.mà công việc phó GĐ của bà ấy hàng ngày là đợi ký công văn xong là đi chơi. Đời công chức sướng thật!chẳng phải có sáng kiến này sáng kiến nọ làm gì mà vẫn tiền nhiều.”
Cũng vì cơ chế
Trong khi đó, có nhiều ý kiến cho rằng do doanh nghiệp nước nhà không chịu đổi mới, không chịu đi tắt đón đầu, tiếp thu công nghệ mới, chuyển giao cơ chế… Tuy nhiên, độc giả ký tên NĐT đã bày tỏ:
“Đừng trách doanh nghiệp phải tội. Doanh nghiệp muốn phát triển phải có sự mở đường từ cơ chế của nhà nước. Nếu tôi sản xuất linh kiện rồi để cho phá sản thì tôi sản xuất làm gì.”
Độc giả Dung có cùng quan điểm với NĐT, phân tích: “Một nhà máy vốn tối thiểu 50 tỷ (2 triệu đô) với 50 người sản xuất 1 tháng đủ ốc vít, sên tải cho toàn bộ xe máy lắp ráp tại VN 5 triệu bộ. Sau đó đóng cửa trùm mền 11 tháng cho phá sản luôn sao? Chưa kể còn bị hàng giả, Trung Quốc nhập lậu phá đám bị đối tác hăm he giảm hợp đồng chẳng nhà máy nào làm cả chỉ hợp tác xã nhỏ kéo dài cả năm nuôi công nhân thôi!”
Còn độc giả tên Thanh nhận định: “Bao nhiêu tiền cứ đổ dồn vào các Tập đoàn NN thì lấy đâu mà đầu tư vào các ngành ô tô, giáo sư, TS thì nhiều nhưng đa số là GS giấy, TS giấy cho nên không sản xuất nổi ốc vít, dây điện theo đúng tiêu chuẩn của ngành xe hơi là đúng thôi.”
Đúc kết lại, để ngành công nghiệp Việt Nam không thể phát triển, độc giả Trọng Tín cho rằng: “Việt Nam tập trung đầu tư các doanh nghiệp nhà nước, xong thất bại rồi lại rút kinh nghiệm, rút hoài hoài mà không hết sợi dây đó. Những ngành công nghiệp nền tảng thì không đầu tư mạnh như hóa chất, vật liệu, luyện kim, cơ khí chế tạo thì... vậy thôi!.
End of content
Không có tin nào tiếp theo