CPI Hà Nội tháng đầu năm 2016 tăng 0,12%
Cục thống kê TP. Hà Nội cho biết, chỉ số của 8/11 nhóm hàng trong tháng 1/2016 tăng, đã làm cho chỉ số chung về giá tiêu dùng (CPI) tháng này tăng 0,12% so tháng trước và tăng 6 1,19% so cùng kỳ.
Tăng cao nhất thuộc về nhóm giáo dục (tăng 3,74%) do thực hiện Quyết định số 41/2015/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, các trường tăng học phí cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông (cả 2 đối tượng trong rổ hàng hóa).
Nhóm có chỉ số giảm duy nhất là nhóm giao thông (giảm 2,1%) do trong kỳ tính giá, giá xăng dầu được điều chỉnh 2 lần khiến giá xăng dầu giảm mạnh. Đợt giảm giá ngày 19/1 chưa ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng 1/2016, nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá tháng tiếp theo. Trong tháng, cả hai chỉ số giá vàng và chỉ số giá Đô la Mỹ đều tăng, với mức tăng lần lượt là 0,26% và 0,13% so tháng trước.
Cụ thể giá một số mặt hàng như sau:
Lương thực: Giá các mặt hàng gạo tẻ thường trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng nhẹ ở loại gạo ngon. Giá một số loại gạo như sau: Gạo tẻ thường Khang Dân có giá từ 10.000-10.500 đồng/kg; gạo xi dẻo 12.000-13.000 đồng/kg; gạo tám Hải Hậu 17.000-18.000 đồng/kg; gạo nếp cái hoa vàng có giá từ 29.000-30.000 đồng/kg.
Thực phẩm: Tháng này nhóm thực phẩm tăng 0,27% so tháng trước do theo quy luật, đang vào thời điểm giáp Tết nên nhiều hộ dân găm giữ hàng để bán vào những ngày tết cho được giá, làm cho nguồn cung khan hiếm. Thêm vào đó, việc các nhà hàng thu gom thực phẩm để phục vụ cho các đám cưới hỏi, liên hoan, hội nghị cuối năm cũng khiến cho giá một số mặt hàng như thịt lợn, thịt gà, thủy hải sản,... tăng giá.
Rau củ lại giảm mạnh do thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào khiến giá các mặt hàng rau củ giảm từ 10-30%. Giá một số loại rau như sau: Bắp cải có giá từ 6.000-7.000 đồng/kg; su hào 2.000-3.000 đồng/kg,...
Giá hàng tiêu dùng: Do miền Bắc giao mùa nên một số mặt hàng quần áo, giầy dép phục vụ mùa Thu, mùa Đông tăng giá khiến cho nhóm may mặc tăng 0,33% so tháng trước.
Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,08% so tháng trước do nhu cầu sửa chữa nhà cửa phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới nên một số loại dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng. Thêm vào đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa lạnh nên sản lượng điện tăng.
Từ đầu tháng 1/2016, do giá gas thế giới giảm khoảng 100 USD/ tấn nên giá gas bán lẻ trong nước được điều chỉnh giảm 2.583 đồng/kg tương đương 31.000 đồng/ bình 12kg tùy từng hãng. Giá thép tiếp tục giảm do giá nguyên liệu sản xuất giảm và thép phôi giữ ở mức thấp nên các nhà máy đã điều chỉnh giảm giá bán thép nhằm giữ sản lượng và tăng thị phần.
Nhóm giao thông: Giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 2 lần trong tháng (ngày 18/12/2015 và 4/1/2016), việc giảm giá xăng dầu liên tiếp đã làm cho chỉ số nhóm giao thông giảm (giảm 2,01% so tháng trước). Hiện giá xăng (tại ngày 19/1) A92 có giá 15.440 đồng/ lít; xăng A95 có giá 16.140 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có giá 14.750 đồng/lít; dầu diezen 0.05S có giá 10.200 đồng/lít; dầu hỏa có giá 9.380 đồng/lít.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024
Thương lái gom hàng hoa phục vụ Tết