CPI tháng 7 tiếp tục giảm mạnh: Lo ngại kinh tế rơi xuống đáy
CPI tính theo tháng sau so với tháng trước của tháng 7 đã giảm 0,29%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp CPI đã mang dấu âm.
Thứ hai, theo nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, giá lương thực đã giảm tới 7 tháng liền - một hiện tượng chưa từng có của cùng kỳ trong nhiều năm qua, mặc dù đây là thời kỳ có Tết cổ truyền và là thời kỳ giáp hạt lớn nhất trong năm đối với các địa phương miền Bắc.
Giá thực phẩm cũng đã giảm trong 5 tháng liên tiếp. Giá nhà ở, điện nước, chất đốt giảm 4 tháng liền. Giá giao thông cũng đã giảm 2 tháng liền...
CPI tăng chậm lại và giảm liên tiếp trong 2 tháng liền, được nhìn nhận dưới các mặt tích cực và cả các mặt tiêu cực. Về nguyên nhân, bên cạnh các mặt tích cực là việc thắt chặt tài khoá, tiền tệ, nhưng lại có mặt tiêu cực là liều lượng quá mức, mang nặng tính hành chính, giật cục, thời gian kéo quá dài.
Về hậu quả của việc giảm phát, bên cạnh việc mang lại niềm vui cho người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng có thu nhập thấp, thu nhập bằng tiền cố định; nhưng lại có hiệu ứng phụ là tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, rơi xuống “đáy”.
GDP của quý I đã rơi xuống đáy, rồi dù đã tăng lên trong quý II nhưng tính chung 6 tháng cũng là “đáy” trong 3 năm; và nếu cả năm tăng ở mức cận dưới 5,2- 5,7% như dự báo thì tăng trưởng năm nay sẽ là “đáy” của 13 năm tính từ năm 2000 (chỉ cao hơn tốc độ tăng 4,77% của năm 1999 và thấp hơn tốc độ tăng 5,32% của năm 2009).
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, CPI tháng 7 tiếp tục âm chứng tỏ nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ có thể “ngập lụt” trong thời gian tới nếu CPI tháng 8 tiếp tục âm. Hậu quả của quá trình này sẽ khiến mọi thành quả của nền kinh tế bấy lâu nay trong việc nỗ lực kiềm chế lạm phát bị “đổ xuống sông xuống biển”. Không những thế nó là bước đầu cho khủng hoảng bùng phát.
TS Võ Trí Thành - Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho biết: Thống kê chỉ số giá cả tháng 7 vừa qua đặt ra sự “lẫn lộn” và “hoài nghi”. Sự lẫn lộn thể hiện ở các con số thống kê tích cực và tiêu cực. Sự hoài nghi thể hiện ở khía cạnh “chưa thể khẳng định rõ ràng nền kinh tế đã có chiều hướng đi lên hay vẫn còn đi xuống”.
TS Thành phân tích: Trong khi các số liệu của TP.Hồ Chí Minh cho thấy nhiều tín hiệu khả quan như GDP quý II tăng cao hơn quý I, sản xuất hàng hóa đi lên, sức mua trong tháng 7 tăng 20% so với tháng 6, tồn kho giảm... thì tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác, một số chỉ số trên vẫn chưa thực sự tốt lên, nếu không muốn nói vẫn chưa “nhúc nhích”.
Quan trọng hơn cả, theo ông Thành là những chính sách được đề ra hồi cuối tháng 6 nhằm mục đích cải thiện những khó khăn của nền kinh tế hầu như chưa thực hiện được trong tháng 7. Ví dụ như nợ xấu, các chính sách đối với một số mặt hàng nông nghiệp...
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, giả sử CPI giảm nhưng tăng trưởng kinh tế (GDP) vẫn giữ vững thì không đáng lo, đó là kết quả đáng mừng, giá giảm có lợi cho dân. Nhưng CPI giảm liên tiếp và đồng thời GDP cũng giảm như tình hình 6 tháng đầu năm thì đây chính là giảm phát đang xảy ra.
Theo Dân Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh
Sẽ áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi từ ngày 20/11
Giá heo hơi ngày 14/11/2024: Xu hướng tăng giảm không đồng đều
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu
Giá ngoại tệ ngày 14/11/2024: USD đạt đỉnh cao nhất trong năm, cán mốc 106,51