Cúm A/H5N1: Hơn 60% tử vong
Ăn gà bệnh, nhiễm cúm A/H5N1
Bệnh nhân thứ tư mắc cúm A/H5N1 tại Việt Nam là N.Đ.T , trú tại Đắc Lắc, nhập viện tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới vào tối 5.3. Bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng rất nguy kịch do phổi bị tổn thương với các biểu hiện thở khó, suy hô hấp, sốt cao liên tục, mệt mỏi...
Ngay lập tức, bệnh nhân được cho thở máy và điều trị cách ly. Qua điều tra dịch tễ cho thấy, trước đó gia đình bệnh nhân đã làm thịt gà bệnh do nhà nuôi để ăn.
Sau đó, bệnh nhân có biểu hiện ho và sốt cao liên tục. Đồng thời, đàn gà nuôi bị chết. Khi có biểu hiện sốt, bệnh nhân nghĩ bị cảm cúm và tự mua thuốc về điều trị ở nhà nhưng không khỏi. Sau đó, bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Đắc Lắc. Điều trị đến ngày thứ sáu nhưng tình trạng không thuyên giảm, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh nhiệt đới
Các bác sĩ đã cho dùng thuốc kháng virus và tiếp theo hỗ trợ hồi sức tích cực đường hô hấp và tuần hoàn. Hiện bệnh nhân đang được theo dõi và cách ly để tránh phát tán lây nhiễm.
Trước đó - ngày 6.3, bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 Trương Phú Sơn, quê ở Thanh Hóa, tạm trú tại Bình Dương đã được xuất viện sau hai tuần điều trị tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới
Năm 2012: 2 ca tử vong vì cúm A/H5N1
Theo TS Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM - thì chủng virus A/H5N1 của bệnh nhân vừa được xuất viện là thuộc Clade 1 chỉ lưu hành ở phía nam, còn phía bắc chủ yếu là Clade 2.3 hoặc 2.4. Thông thường, các trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 đều bị tổn thương phổi và khả năng phục hồi sẽ không hoàn toàn.
Do đó, các bệnh nhân nhiễm cúm vẫn phải được khuyến cáo chụp phim phổi định kỳ để kiểm tra. Vì thế, đối với bệnh nhân trên, sau một tuần phải quay trở lại để tái khám, chụp phim phổi kiểm tra lại.
Cũng theo các bác sĩ của bệnh việt Bệnh nhiệt đới, nhiều trường hợp bị nhiễm cúm A/H5N1 từ năm 2003 đến nay mặc dù đã lành, nhưng những vùng tổn thương sẽ bị xơ hoàn toàn, không có khả năng hồi phục.
Thống kê của ngành y tế cho thấy, cúm A/H5N1 rất nguy hiểm, xuất hiện từ năm 2004 và đến nay, Việt Nam đã có 122 trường hợp mắc, trong đó 50% bị tử vong.
Điều đáng nói, chưa đầy ba tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã có bốn trường hợp nhiễm cúm A/H5N1, trong đó hai ca tử vong, trú tại tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang.
Theo TS Vĩnh Châu, người mắc cúm A/H5N1 rất dễ nhầm với các loại bệnh sốt siêu vi, sốt xuất huyết... Vì thế, khi phát hiện bệnh nhân có các triệu chứng sốt, ho, thở khó và đặc biệt kèm theo yếu tố dịch tễ là tiếp xúc với gia cầm, heo... là có thể nghi ngờ bệnh nhân mắc cúm A/H5N1 và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được điều trị.
Điều đáng nói, đặc điểm lâm sàng của các ca cúm A/H5N1 thường là diễn tiến rất nhanh cực kỳ nặng, tỉ lệ tử vong là hơn 60%.
Võ Tuấn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất