Quốc tế

Cuộc chiến trên thị trường vũ khí Việt Nam

(DNVN)-Theo Russia Beyond The Headlines (RBTH), việc Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam có thể thay đổi cuộc chơi trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Cuộc chiến trên thị trường vũ khí toàn cầu có thể có những thay đổi lớn sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 23/5 tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam

Theo SIPRI, Ả Rập Xê Út là nước nhập khẩu vũ khí Mỹ nhiều nhất, chiếm khoảng 9,7% tổng giá trị xuất khẩu vũ khí của Mỹ (Ảnh RBTH)

Theo số liệu thống kê năm 2015 của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Ả Rập Xê Út là nước nhập khẩu vũ khí Mỹ nhiều nhất, chiếm khoảng 9,7% tổng giá trị xuất khẩu vũ khí của Mỹ, tiếp sau đó là Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất với 9,1%. Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Australia lần lượt đứng ở vị trí thứ 3, 4 và 5. 

Trong khi đó, thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Nga là Ấn Độ, chiếm tới 39% giá trị xuất khẩu vũ khí Nga, tiếp sau đó là Trung Quốc và Việt Nam, cùng chiếm 11%. Đứng ở vị trí thứ tư là Algeria và Venezuela.

Theo SIPRI, từ năm 1991 đến năm 2015, Việt Nam đã mua 129 tên lửa và bệ phóng tên lửa của Nga. (Ảnh RBTH)

Theo Russia Beyond The Headlines (RBTH), kể từ năm 1991 đến năm 2015, Việt Nam đã mua 129 tên lửa và bệ phóng tên lửa của Nga, trong đó chủ yếu là tên lửa dẫn đường hoặc không điều khiển, các hệ thống phòng không vác vai (MANPADS), các tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt với tầm bắn ít nhất là 25km. 

Nga cũng đã bán 8 tàu chiến và tàu ngầm, cùng 36 chiến đấu cơ cho Việt Nam.

Nên đọc
NM (Theo RBTH)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo