Cuộc "đại cách mạng" tại Bộ Công Thương
Công tác Cải cách hành chính trong thời gian qua được Bộ Công Thương hết sức quan tâm, trong năm 2016, Bộ đã ban hành nhiều văn bản về công tác Cải cách hành chính như 1372/QĐ-BCT ngày 8/4/2016 phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 của Bộ Công Thương; 4612/QĐ-BCT ngày 25/11/2016 ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2017 của Bộ Công Thương; 4613/QĐ-BCT ngày 25/11/2016 ban hành Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính năm 2017 của Bộ Công Thương...
Tại Hội nghị Tập huấn về cải cách hành chính sáng 13/12, Chánh văn Phòng Bộ Công Thương - Trần Hữu Linh cho biết, theo bản xếp hạng par index của Bộ Công Thương, năm 2012 đạt 02/19, năm 2013: 06/19, năm 2014: 12/19, năm 2015: 18/19, trong năm 2016, Bộ Công Thương cố gắng phấn đấu đạt top 10 về chỉ số xếp hạng par index trong các Bộ ngành.
Để đạt được mục tiêu này, theo ông Trần Hữu Linh, Bộ Công Thương cần phải nhìn nhận thẳng thắn vào những tồn tại đang gặp phải để nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể, trong thời gian qua, Bộ Công Thương chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm người đứng đầu gắn với công tác thi đua nên có tình trạng thủ trưởng đơn vị chưa quan tâm đúng mức; Công tác thông tin tuyên truyền hiệu quả chưa cao, chưa nhận được sự công nhận cao của dư luận, ảnh hưởng đến kết quả điều tra xã hội học; Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ thực hiện chưa đầy đủ; Một số văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách do Bộ ban hành hiệu quả còn chưa cao; Việc cập nhật, công bố thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia chưa kịp thời; Chất lượng thủ tục hành chính qua điều tra xã hội học vẫn còn hạn chế về sự cần thiết, tính hợp lý cũng như mức độ thuận tiện trong thực hiện...
Như vậy, vấn đề đặt ra cho Bộ Công Thương trong thời gian tới để nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác Cải cách hành chính chính là vai trò của Bộ trưởng và Thủ trưởng của các đơn vị trong việc nghiêm túc thực hiện; Tiến độ xây dựng văn bản phát luật phải thiết thực và khả thi; Công khai, minh bạch và hiện đại hóa thủ tục hành chính trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ; Chế độ giám sát, kiểm tra và đôn đốc thực thi: xây dựng quy trình giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực thi cải cách hành chính, họp rà soát tình hình hàng quý cho tới khi công tác cải cách hành chính đã thực sự đi vào nề nếp; bố trí kinh phí...
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã giao cho từng đơn vị trong Bộ nghiêm túc thực hiện công tác cải cách hành chính.
Cụ thể, đối với Văn phòng Bộ, iện toàn bộ máy, nhiệm vụ về cải cách hành chính; tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các đầu mối cải cách hành chính; Triển khai mạnh mẽ dịc vụ công online mức độ 3 và 4; Ứng dụng Công nghệ thông tin, Internet quản lý văn bản, lưu trữ hồ sơ tài liệu điện tử, quản lý công việc (03 Hệ thống eMOIT, iMOIT, aMOIT); Cung cấp đầy đủ thông tin trên Cổng thông tin điện tử, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác điều hành của Bộ; Kiểm tra ISO tại các đơn vị thuộc Bộ; hoàn thành việc áp dụng TCVN ISO 9001:2015 trong các cơ quan thuộc Bộ; Nghiên cứu phương án thành lập Trung tâm Hành chính công/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung theo tinh thần Quyết định 09/2015/QĐ-TTg về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước. Vụ Tổ chức cán bộ, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, liêm chính, hết lòng phục vụ nhân dân; Nghiên cứu, xây dựng Quy chế thu hút và sử dụng người có tài vào làm việc tại Bộ Công Thương.
Vụ Pháp chế, đề xuất ban hành một số tiêu chí xây dựng VBQPPL để bảo đảm các văn bản được xây dựng theo triết lý thống nhất (triết lý kiến tạo phát triển, triết lý tạo môi trường bình đẳng...); loại bỏ việc đưa ra các điều kiện kinh doanh theo quy mô kinh doanh hoặc các điều kiện mang tính phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ; Đôn đốc các đơn vị xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách kịp thời, khả thi, hiệu quả; bảo đảm khả năng thực hiện của kế hoạch ngay từ khi xây dựng; Kịp thời phát hiện, xử lý các vấn đề được dư luận phản ánh; Tăng cường kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính tại các địa phương; hỗ trợ, giải đáp khó khăn, vướng mắc cho các công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính ngành công thương tại địa phương.
Thanh tra Bộ đẩy mạnh hỗ trợ các đơn vị liên quan trong công tác xây dựng các kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm đảm bảo đầy đủ, đồng bộ và khả thi; Khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cần cân đối về nhân lực, thời gian, tài chính để đảm bảo thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt Các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt cải cách hành chính đến từng cán bộ; coi cải cách hành chính là ưu tiên; cung cấp thông tin rộng rãi về công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính giúp dư luận đồng thuận; Tuyên truyền quan điểm, chủ trương về cải cách xã hội học, không phải là việc cắt giảm các thủ tục hành chính mà là việc cần phải làm thế nào để các thủ tục hành chính đảm bảo đơn giản, phù hợp, hiệu quả; Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện cải cách hành chính riêng tại đơn vị; phân giao thực hiện cụ thể cho từng bộ phận; kiểm tra, đôn đốc; Đẩy mạnh phát huy và nhân rộng những sáng kiến trong cải cách hành chính của các đơn vị trong và ngoài Bộ...
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cũng vừa ký quyết định số 4846 về việc phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước năm 2017 và có lợi cho doanh nghiệp.
Theo đó, Bộ Công Thương đã bãi bỏ 15 thủ tục hành chính và đơn giản hóa 108 thủ tục trong tổng số 443 thuộc phạm vi Bộ quản lý. Đây được xem là cuộc cải cách chưa từng có trong lịch sử ngành Công Thương nhiều năm nay nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp khi tiếp cận thủ tục hành chính của Bộ Công Thương.
Theo Bộ Công Thương, việc xóa bỏ và đơn giản hóa thủ tục hành chính này nằm trong nỗ lực chung của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới một Chính phủ kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp, công tác cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nói riêng là lĩnh vực được coi trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, gắn công tác xây dựng thể chế với công tác xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật; bảo đảm các quy định, thủ tục hành chính được thực thi thống nhất, hiệu quả trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, việc xóa bỏ và đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Mục tiêu coi việc giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, suốt nhiều tháng qua công tác rà soát, đơn giản hóa các qui định, TTHC đã được Bộ trưởng và ban Lãnh đạo Bộ Công Thương chỉ đạo rất quyết liệt, trong đó có những lĩnh vực đang được người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm như kiểm tra formaldehyte và amin thơm đối với hàng dệt may tại cửa khẩu, nhập khẩu xe chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, kinh doanh khí hóa lỏng, khai báo hóa chất, tiếp cận điện năng, dán nhãn năng lượng...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển