Thị trường

Cuối năm xuất khẩu không dễ tăng tốc

Những tháng cuối năm, đáng ra phải tất bật chuẩn bị hàng hóa phục vụ mùa mua sắm Noel, Tết Dương lịch, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lại cho biết, với những rào cản hiện hữu, việc tăng tốc để đạt mục tiêu đề ra không hề dễ dàng.

 

Báo cáo đánh giá thường kỳ 9 tháng đầu năm 2012 của Bộ Công thương cũng chỉ rõ, một số mặt hàng chủ lực như dệt may, da giày, sản phẩm gỗ... có quy mô xuất khẩu lớn, nhưng mức tăng trưởng thấp hơn so với mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước, đã thể hiện sự khó khăn trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu, nhất là với những doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Lý giải về việc thị trường xuất khẩu của ngành may mặc vào dịp cuối năm nay giảm sôi động so với năm ngoái, ông Hồng cho biết, Công ty May Sài Gòn 3 sản xuất theo kế hoạch đã thống nhất từ trước với các nhà nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

 

Các nhà nhập khẩu chủ yếu tăng lượng đơn đặt hàng theo thời tiết, chẳng hạn mùa đông tăng đơn hàng áo ấm, mùa hè tăng áo thun mát mẻ…, chứ không tăng đột biến vào những mùa lễ tết như tại thị trường Việt Nam.

 

“Hiện tại, các khách hàng châu Âu đang chuyển dịch đơn hàng sang Campuchia để hưởng chính sách miễn giảm thuế 0% của quốc gia này, khiến doanh nghiệp may của Việt Nam khó cạnh tranh đơn hàng”, ông Ngọ nói và cho biết, thị trường Nhật Bản lại đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải đầu tư công nghệ cao mới có thể đáp ứng được đơn hàng, do đó doanh nghiệp nhỏ khó có thể kiếm được đơn hàng từ thị trường này.   

 

Theo ông Hồng, các doanh nghiệp đã đề xuất một số giải pháp nhằm giảm khó khăn, nhưng cơ quan nhà nước ghi nhận rồi… để đó. Đơn cử, các doanh nghiệp xuất khẩu đã kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan không nên bỏ chính sách ân hạn thuế 275 ngày, nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định cuối cùng.

 

Về việc liên kết với các doanh nghiệp khác để vượt khó từng được đặt ra trước đây, Hội May thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh đã có các chương trình liên kết giữa các doanh nghiệp chuyên may quần jean hoặc các doanh nghiệp chuyên may áo thun.

 

Tổng giám đốc Công ty May Sài Gòn 3, ông Phạm Xuân Hồng cho biết, giá trị xuất khẩu đến hết quý III/2012 của Công ty đạt 1.500 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận giảm 50%, do các chi phí đầu vào đều tăng…

 

Còn ông Phùng Đình Ngọ, Giám đốc Công ty May Bình Hòa cho biết, đơn hàng những tháng còn lại năm 2012 của Công ty đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngay cả doanh nghiệp lớn trong ngành như Công ty Thắng Lợi cũng có mức lợi nhuận sụt giảm, dù doanh thu tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

 

“Việc hợp tác mới chỉ trên lý thuyết, doanh nghiệp chưa thể hiện trách nhiệm hợp tác vì chưa có cơ chế ràng buộc, chủ yếu là kêu gọi hỗ trợ là chính”, ông Ngọ nói và cho rằng, với những khó khăn hiện tại chưa thể tháo gỡ, doanh nghiệp vẫn phải sản xuất cầm chừng, thì việc tận dụng cơ hội dịp cuối năm để tăng tốc là nhiệm vụ bất khả thi.

 

Theo một số doanh nghiệp, Chính phủ cần có những hỗ trợ mạnh mẽ như giảm gánh nặng tài chính, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 20%; miễn giảm các loại thuế giá trị gia tăng xuống còn 5%... mới giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từ đó mới có thể tính tới việc tăng tốc hay mở rộng quy mô sản xuất…

 

Theo Đầu Tư

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo