Đa số doanh nghiệp không hiểu rõ về Luật Cạnh tranh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ gây thiệt hại đối tới các doanh nghiệp mà quyền lợi người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa: N.Hiền.
Đó là thông tin đưa ra tại hội thảo “Đảm bảo lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh” do Sở Tư pháp TP.HCM phối hợp cùng Sở Công Thương, Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO và Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM tổ chức ngày 20-8.
Ông Phạm Văn Cao, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết, mức độ hiểu biết của doanh nghiệp đối với Luật Cạnh tranh hiện còn rất hạn chế. Theo một khảo sát do Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện mới đây, chỉ 1,6% doanh nghiệp hiểu rõ về Luật Cạnh tranh. Ngoài ra, có tới 32% số doanh nghiệp không biết Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan nào. Khảo sát cũng cho thấy, chưa tới 28% doanh nghiệp có bộ phận pháp chế để xử lý các vụ việc liên quan đến tranh chấp, pháp lý, cạnh tranh không lành mạnh…
Ông Cấn Đắc Vị, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật, Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cũng chỉ ra rằng, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hiện diễn ra khá phổ biến tại TP.HCM với hầu khắp các lĩnh vực, các mặt hàng. Tuy nhiên, số lượng hành vi bị xử lý trong thời gian qua còn rất hạn chế cho lực lượng xử lý vi phạm rất mỏng. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn tới quyền lợi người tiêu dùng. Do đó, ông Vị kiến nghị cần thành lập một cơ quan chuyên biệt để xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Trước thực tế trên, ông Nguyễn Đức Minh, Phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, các doanh nghiệp có quyền và lợi ích bị xâm phạm bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền khiếu nại và cung cấp thông tin lên Cục Quản lý cạnh tranh. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (thay thế Nghị định 120/2005/NĐ-CP). Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15-9 tới. Theo đó, mức phạt sẽ được nâng lên tối đa 200 triệu đồng (Nghị định 120 là 100 triệu đồng) nhằm tăng tính răn đe.
Điều 39 Luật Cạnh tranh liệt kê 9 hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử của hiệp hội và bán hàng đa cấp bất chính. |
Theo SGTT
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao