Pháp luật

Đại án OceanBank: Ai đại diện vốn góp của PVN ở OceanBank?

Sáng 6/9, luật sư bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tập trung thẩm vấn nội dung xoay quanh việc PVN góp vốn vào OceanBank để làm rõ tính chất và hành vi của thân chủ mình.

Ngày 6/9, bước sang ngày thứ 7 xét xử 51 bị cáo liên quan đại án Oceanbank, tòa tiếp tục mời 2 luật sư Nguyễn Thị Minh Phương và Nguyễn Minh Tâm (bào chữa cho ông Nguyễn Xuân Sơn) lên xét hỏi nhằm xác định tính chất hành vi của bị cáo nguyên là Tổng giám đốc ngân hàng Oceanbank, theo tin tức trên báo Zing news. 

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn. Ảnh: Việt Hùng.

Thẩm vấn nội dung xoay quanh việc PVN góp vốn vào ngân hàng Đại Dương, luật sư Tâm hỏi Sơn: Bị cáo có biết từ khi PVN bắt đầu góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương đã cử những ai làm người đại diện không?.

 Sơn đáp: Từ khi PVN góp vốn, tập đoàn cử ông Nguyễn Ngọc Sự (Phó tổng giám đốc tập đoàn) làm người đại diện phần vốn. Thời điểm này Nguyễn Xuân Sơn đang đương chức Tổng giám đốc Oceanbank.

Sau ông Sự, bị cáo cho hay Tập đoàn PVN có quyết định cử bà Nguyễn Thị Thanh Hương sang làm người đại diện vốn. "Tôi có một lần được giới thiệu nhưng chưa có quyết định cử", bị cáo Sơn trình bày và khẳng định với luật sư rằng kể từ khi tập đoàn dầu khí góp vốn vào Oceanbank có 3 người được PVN cử làm người đại diện góp vốn.

Bị cáo Sơn cũng cho biết người đại diện vốn sẽ được hưởng lương của PVN. PVN có 2 quyết định bổ nhiệm đại diện vốn góp vào năm 2008, ban đầu ông Nguyễn Ngọc Sự (đại diện 12%) và Nguyễn Xuân Sơn (làm đại diện 8% vốn). Sau đó hơn 2 tháng thì toàn bộ số vốn 20% chuyển qua cho ông Ngọc Sự đại diện, theo Bizlive.vn

Theo đó, Sơn chỉ làm đại diện 8% trong vòng 2 tháng và lúc đó chưa góp vốn vào OceanBank và ông đã chuyển toàn bộ phần đại diện góp vốn của mình cho ông Sự trước khi PVN chính thức góp vốn.

 

Được gọi lên đối chất, luật sư Hoàng Văn Dũng, đại diện của PVN cho biết, mặc dù không có quyết định bổ nhiệm nhưng PVN đã có công văn gửi sang OceanBank cử ông Nguyễn Xuân Sơn làm đại diện góp vốn. Theo luật sư, theo quy chế cử người đại diện thì có thể dùng công văn hoặc quyết định.

Trong khi đó, theo lời khai của ông Thắm, TGĐ của Ngân hàng không được kiêm nhiệm chức vụ ở tổ chức khác nên quyết định giới thiệu ông Sơn làm người đại diện vốn góp là không có hiệu lực, do vậy mới có việc chuyển toàn bộ phần đại diện sang cho ông Sự. Sau đó thì chị Hương làm đại diện thay thế và tham gia vào HĐQT của OceanBank.

Mặc dù có văn bản giới thiệu nhưng ông Sơn không có tư cách làm người đại diện và chỉ đơn thuần là giai đoạn quá độ từ ông Sự sang bà Hương, ông Sơn không tham cuộc họp HĐQT nào với tư cách đại diện vốn của PVN.

Người đại diện phần vốn của tập đoàn có vị trí như thế nào tại OceanBank?, tòa hỏi. Hà Văn Thắm khai, do nắm 20% nên ít nhất sẽ có 1 ghế trong HĐQT, thậm chí có thể được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT ở OceanBank.

Trách nhiệm, chức vụ quyền hạn của người đại diện vốn do ĐHĐCĐ quy định, OceanBank không thực hiện quy định. Nếu một doanh nghiệp chỉ có 3-5% vốn thì không được vào HĐQT mà chỉ là đại diện cổ đông tại ngân hàng. Luật doanh nghiệp và luật các TCTD cũng quy định rất rõ quyền hạn của họ.

 

Nên đọc
Hồng Hà (Tổng hợp theo báo Zing news, Bizlive. vn)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo