Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương: Luật sư 'không có thù lao thì lấy không khí sống à’
Trong một phát biểu trả lời phỏng vấn báo giới ngày 27.10, Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương đã nói rằng: “Luật sư chỉ bào chữa cho người có tiền”.
Phát biểu này nhanh chóng nhận được những phản ứng gay gắt từ giới luật sư. Nhiều luật sư yêu cầu ĐBQH Đỗ Văn Đương phải đính chính. ĐBQH Đỗ Văn Đương đã trả lời phỏng vấn về vấn đề này.
Thưa ông, nhiều luật sư đề nghị ông đính chính vì phát biểu trên. Ông có ý kiến gì không ạ?
Chúng ta đều hiểu không có tiền lấy đâu chi phí thuê luật sư. Nhưng tôi không nói luật sư bào chữa vì tiền mà là bào chữa cho người có tiền, có tiền thì luật sư mới bào chữa, trừ luật sư chỉ định ra và luật sư khác. Mình nói thế là đúng chứ không phải mình nói luật sư vì tiền. Người ta làm việc thì phải có thù lao chứ không thì lấy không khí mà sống à. Muốn có thù lao thì phải là người có tiền chứ người nghèo, người vô gia cư không có tiền bạc, người nghiện hút thì lấy đâu ra tiền thuê luật sư.
Trong 100% vụ án hiện nay thì thấy 80% không có luật sư, có nguyên nhân do thiếu luật sư, nhưng cơ bản là người ta không có tiền, và 80% nhận tội ngay để xét xử cho nhanh.
Trong vụ án kinh tế, 100% là có luật sư bào chữa, đặc biệt vụ án tham nhũng lớn, vụ án nhiều tiền thì luật sư vào ngay từ đầu, ngay khi khởi tố vụ án luật sư đã vào rồi, chứ chưa khởi tố cá nhân cụ thể nào. Khởi tố vụ án là khởi tố hành vi chứ đã có con người nào đâu mà kéo nhau rầm rộ. Như vụ án lớn như Huyền Như, bầu Kiên vẫn cãi là không có tội.
Tôi hiểu, vai trò luật sư rất quan trọng. Có luật sư là có đối trọng để tránh oan sai, nhưng hoạt động của luật sư cũng phải có điều kiện chứ không phải sống bằng không khí mà đi bào chữa à.
Người phạm tội có tiền thì mới thuê luật sư chứ.
Ông có đính chính câu nói trước đó không?
Tôi không đính chính gì cả. Tôi nói từ thực tế, thực chất cũng có những luật sư không vì tiền, nhưng số đó ít, như các luật sư đứng ra bào chữa miễn phí, thông thường có ai sống bằng không khí không?
Nhiều luật sư cho biết, nhiều khí tiếng nói của họ ở phiên tòa không được lắng nghe, như gần đây, có chuyện, thẩm phán nghe điện thoại trong khi luật sư đang trình bày?
Như thế thì đáng phê phán. Gỡ tội là chức năng cơ bản của tố tụng nên tiếng nói luật sư đưa ra là cơ quan tố tụng phải tôn trọng nghiên cứu và xem xét. Coi trọng cả chứng cứ gỡ tội và tranh tội để bản án ra khách quan minh bạch thì mới tâm phục khẩu phục. Cái này không phải do cơ chế luật pháp nhưng trong tổ chức thực hiện, bảo thủ, nặng thành tích nên nói ngược tai không nghe. Phải có cách nhìn đa chiều. Phải tôn trọng ý kiến luật sư.
Theo Thanh Niên
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Không khí lạnh khiến miền Bắc rét sâu hơn, Trung Bộ và Nam Bộ lạnh diện rộng
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam
Xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến đáng quay trở lại của du khách
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Cột tin quảng cáo