Đại biểu Quốc hội: Xử lý nợ xấu đừng để "đánh bùn sang ao"
Sáng 7/6, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
Tại phiên thảo luận, phần lớn đại biểu rất ủng hộ việc Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về xử lý nợ xấu, thống nhất nguyên tắc không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu và phải quy trách nhiệm nghiêm khắc với người, tổ chức đã gây ra nợ xấu.
Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (tỉnh Cần Thơ) cho rằng, phải xử lý thật nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây nợ xấu, có như vậy mới răn đe, tránh để lặp lại trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, đại biểu kiến nghị, để Nghị quyết đi vào cuộc sống, Chính phủ cần tổ chức triển khai quyết liệt ngay khi Nghị quyết có hiệu lực, có chế tài để kiểm soát tình hình, không để các ngân hàng tùy tiện chuyển các khoản nợ khác sang nợ xấu, không để lạm quyền trong thu giữ tài sản của các ngân hàng đối với khách hàng.
Đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng, vấn đề nợ xấu của chúng ta hiện nay không chỉ là chuyện riêng ngành ngân hàng mà cả nền kinh tế. Giải quyết nợ xấu cần sự vào cuộc của hệ thống khách hàng, ngân hàng và cả hệ thống chính trị.
"Đây là thời điểm cần thiết để chúng ta ban hành Nghị quyết nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Nghị quyết phải có cơ sở pháp lý để giải quyết nợ xấu và hệ thống hành lang pháp lý để xử lý nợ xấu. Xử lý được nợ xấu sẽ làm khơi thông, an toàn và lành mạnh hệ thống ngân hàng", Đại biểu Nguyễn Sơn cho hay.
Nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, kiên quyết không dùng ngân sách nhà nước trong giải quyết nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của ngân hàng để xảy ra nợ xấu, trách nhiệm của cơ quan liên quan.
Cho rằng phải khơi thông “cục máu đông” nợ xấu hiện nay, đại biểu Đinh Duy Vượt (tỉnh Gia Lai) chất vấn: Tỉ lệ nợ xấu và tiềm ẩn nợ xấu có thể lên đến 10% tính đến 31/12/2016, vậy, tỉ lệ nợ xấu và tiềm ẩn đã thực sự chính xác chưa, còn giấu ở đâu nữa không, có xuất hiện thêm nợ xấu mới hay không?
Từ đó, đại biểu Vượt cho rằng, phải nhận dạng và chỉ rõ ngân hàng nào có nợ xấu cao, làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo ngân hàng để xảy ra nợ xấu qua các thời kỳ, không để lẩn tránh trách nhiệm.
Tán thành quan điểm này, đại biểu Đỗ Văn Sinh (tỉnh Quảng Trị) bày tỏ lo lắng, quá trình xử lý nợ xấu phải giám sát chặt chẽ, không để tình trạng “đánh bùn sang ao”, nghiêm trị tổ chức, cá nhân lừa đảo, thao túng, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, từng bước làm lành mạnh nền kinh tế đất nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'