Thị trường

Đại dịch giải thể doanh nghiệp

Hơn 50.000 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, trong đó không ít đơn vị lớn đứng trước nguy cơ giải thể. Đằng sau sự thua lỗ, giải thể của các doanh nghiệp này là gì? Tình trạng này có nên xem bình thường?
Kỳ 1: Ngành nào cũng… đuối

Hiện trung bình mỗi tháng tại TP Hồ Chí Mih có trên 1.000  doanh nghiệp giải thể, ngưng sản xuất. Lạ lùng là không riêng gì bất động sản, chứng khoán, xây dựng… mà ngay cả những đơn vị sản xuất, xuất khẩu cũng  "chết như rạ".

Những tưởng khép lại năm 2011 đầy khó khăn thì sẽ giảm được số
doanh nghiệp "chết", nhưng ngay đầu năm 2012, số lượng các công ty thi nhau công bố ngưng sản xuất càng trầm trọng hơn.

Khó khăn trải đều

Nếu như giữa đầu năm 2011, phần khó khăn thuộc về nhóm
doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, do thị trường bất động sản đóng băng, dự án bị cắt giảm, doanh nghiệp xây dựng không hoạt động được kéo theo doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng bị đình trệ, thì từ cuối năm 2011 đến nay, phần khó không còn bó gọn nữa mà lan đều sang tất cả các ngành, lĩnh vực.

Số liệu từ Cục Thuế TP Hồ Chí Minh cho biết, trong hai tháng đầu năm 2012, số lượng
doanh nghiệp xin giải thể hoặc bỏ trốn (không sản xuất, kinh doanh) vào khoảng hơn 3.000 đơn vị. Nếu so với cùng kỳ năm 2011, con số này tăng khoảng 10 lần. Tương tự, tình hình doanh nghiệp xin giải thể ở Hà Nội cũng tăng cao.


Doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn là có sự tác động và phản ứng với chính sách còn chậm. Nhiều doanh nghiệp  rơi vào đường cùng không phải do bản thân doanh nghiệp gây ra, mà do nhiều yếu tố khách quan
 
 Theo ông Nguyễn Văn Tứ, Phó giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội, trong khi số doanh nghiệp cấp mới giảm khoảng 2,6% so với trước thì số giải thể lại tăng hơn 4 %.
 
“Thông thường quý một, doanh nghiệp rất ít khi xin giải thể, nhưng nay con số này tăng cao và có thể còn tăng trong tháng ba này”, ông Tứ nói.

Trong danh sách số
doanh nghiệp đã bố cáo giải thể do Sở Kế hoạch - Đầu tư  TP Hồ Chí Minh công bố, dường như không có ngành nghề nào nằm ngoài “đợt dịch” này.
 
Chẳng hạn, trong số chín công ty tuyên bố giải thể vào 12/2 thì các ngành sản xuất đồ gỗ, may, bất động sản, xây dựng, vận tải, dịch vụ thương mại du lịch, đào tạo, sản xuất, khai thác vật liệu… đều có một đơn vị.

Khổ nhất là doanh nghiệp  vừa và nhỏ

Tuy đa dạng về ngành nghề, nhưng theo thống kê của ông Trần Đình Cử, Phó Cục trưởng Cục thuế TP Hồ Chí Minh, chủ yếu trong số 10.000
doanh nghiệp tại  thành phố này giải thể năm 2011 và hơn 3.000 đơn vị đầu năm 2012 thì đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 
“Những doanh nghiệp vốn ít, phải vay mượn (ngân hàng, các quỹ…) thực sự ngấm đòn và không gượng dậy được nữa. Hầu hết các doanh nghiệp công bố giải thể đều nằm trong nhóm này”, ông Cử cho biết.

Thực tế này cũng được đại diện nhiều
doanh nghiệp đã công bố giải thể xác nhận. Ông Nguyễn Xuân Thành, đại diện Công ty sản xuất trà cà phê Hoàng Thành, một đơn vị vừa nộp hồ sơ giải thể, trần tình: “Làm mãi mà lợi nhuận không đủ bù chi phí, không có tiền trả lương mà ngân hàng không cho vay thêm, đành phải không làm nữa”.
 
 Trong khi đó, doanh nghiệp Phát Tiến Phát , cho biết nguyên nhân do phía đối tác ở nước ngoài gặp khó khăn, thị trường thu hẹp và nguồn vốn cũng eo hẹp nên phải giải thể.

Dù cho là số
doanh nghiệp gặp khó rơi vào nhóm phụ thuộc vốn ngân hàng, song rất nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn như hiện nay là có sự tác động và phản ứng với chính sách còn chậm.
 
 Nhiều doanh nghiệp rơi vào đường cùng không phải do bản thân doanh nghiệp gây ra, mà do nhiều yếu tố khách quan tác động, trong đó có chính sách, môi trường, cách điều hành và ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới.
 
Nhưng điều đáng nói là doanh nghiệp giải thể, một hệ lụy rất lớn tác động đến xã hội là lượng lớn người lao động bị thất nghiệp, nợ lương, nghỉ việc, nợ bảo hiểm xã hội và ngân sách không thu được.

Theo Hà Phương (ĐV)

 

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo