Dân văn phòng ‘chán việc’ sau Tết
Đã thành một hình ảnh quen thuộc sau mỗi kỳ nghỉ Tết, đó là sự đối lập: Chùa đông, công sở vắng. Không khí uể oải với công việc rất dễ nhận thấy khi bước vào các công sở nhà nước.
Đã quá quen với những ngày Tết rảnh rỗi, chỉ việc ngủ dậy ăn, đi chơi, rồi lại ngủ. Vì vậy, vừa hết Tết đi làm việc lại, nhiều người cảm thấy dễ nản, làm việc không hiệu quả. Thậm chí, ở Mỹ hay Canada, triệu chứng này còn có một cái tên hẳn hoi: “nỗi buồn hậu nghỉ lễ” (post holiday blues).
Ngán việc
Chị Dương Hà Minh, 33 tuổi, nhân viên kế toán tại một công ty chuyên về cho thuê căn hộ trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1, TP.HCM) chia sẻ, mặc dù công ty của chị đã bắt đầu đi làm lại từ ngày mồng 7 (tức thứ 5, ngày 6/2), tuy nhiên hôm vào công ty chỉ mới có loe hoe vài người. Vài chị em thì kể nhau nghe về chơi Tết, chăm sóc nhan sắc sau Tết, còn các anh thì…lướt facebook.
“Do phải vào để làm bảng lương nửa tháng 1 còn lại cho nhân viên, nên tôi mới đi làm đúng vào ngày mồng 7, chứ nhiều anh chị em xin nghỉ thêm đến ngày 10/2 mới vào làm”.
Do thời gian đi làm lại rơi vào ngày thứ 5 nên nhiều người còn tâm lý chây lười, đặc biệt những người ở quê chưa kịp lên, đợi hết ngày chủ nhật mới trở lại TP và bắt đầu công việc.
Tương tự, chị Nguyễn Ngô Thanh Thảo (Bình Thạnh, TP.HCM), cho biết: “Sau kỳ nghỉ Tết, nhiều người khi vào làm việc lại thấy rất ngán, uể oải, chỉ muốn được nghỉ tiếp. Ngay cả bản thân mình cũng... ngán việc”. Không chỉ riêng gì Thảo, nhiều dân văn phòng khác đều thừa nhận mắc “hội chứng lười” vì dư âm của tết.
Chỉ có vài nơi như trường học thì sáng nay, ngày 10/2, mới làm việc lại chứ hầu hết các cơ quan đã làm từ mùng 7 rồi. Thế nhưng, cũng có nhiều cơ quan, đơn vị sự nghiệp đã "khéo thu xếp làm bù” nên lịch nghỉ có khi tới gần nửa tháng. Vậy nên, có nhiều vị công chức, viên chức giờ chưa “hạ được cây nêu”. Năm nào cũng có tình trạng “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, họ đủng đỉnh hoặc đi lễ này, hội nọ. Rủ rỉ hoặc công khai, tin nhắn hoặc email, Facebook, nhiều cán bộ công chức, viên chức những ngày đầu năm đang đánh cắp thời gian nhà nước để đi lễ chùa, nhậu nhẹt, đi chăm sóc sắc đẹp,...
Lý giải hiện tượng bất thường đang được "bình thường hóa” này, có nhiều cách. Nhiều công chức nhà nước đổ cho lý do đầu năm chưa có việc gì cụ thể. Sếp cũng còn bận đi chúc Tết, du xuân. "Không có áp lực cho những đầu việc cụ thể, không có kế hoạch phải hoàn tất những sản phẩm cụ thể, đến cơ quan cũng chỉ ngồi trà nước nhìn nhau”, anh Quốc Hải, nhân viên quảng cáo nói.
Duy trì nền nếp hằng ngày
Đã thành một hình ảnh quen thuộc sau mỗi kỳ nghỉ Tết, đó là sự đối lập: Chùa đông, công sở vắng. Không khí uể oải với công việc rất dễ nhận thấy khi bước vào các công sở, đặc biệt là công sở nhà nước. Chưa có con số thống kê chính thức về sự lãng phí thời gian của đội ngũ công chức, song đó thực sự là một sự lãng phí không nhỏ.
Theo các chuyên gia tâm lý, do thời gian nghỉ tết kéo dài nên sau tết, nhiều người rất dễ có thói quen lười biếng, chưa trở lại với nền nếp sinh hoạt như thường ngày. Do vậy, trước ngày trở lại công việc nên tập dần thói quen cho mình như những ngày trước đó. Nhờ vậy, đến ngày trở lại làm việc sẽ thích nghi nhanh. Nếu không, trạng thái rề rà kéo dài, gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc.
Vậy làm thế nào để lấy lại cân bằng?. Hãy chia nhỏ công việc và bắt đầu làm từng việc một theo thứ tự. Cất mọi thứ liên quan đến “Tết”: Bao lì xì, các trang phục đẹp mắt,…Khi nào còn nhìn thấy những thứ liên quan đến Tết, bạn sẽ còn “vấn vương” và nảy sinh cảm giác lười biếng.
Nhiều trưởng bộ phận ở các văn phòng cho rằng để hạn chế hội chứng rề rà sau tết ở nhân viên, nên ngay sau tết đã “lì xì” cho nhân viên bằng cách giao việc để tránh được tâm lý chểnh mảng, lười việc.
Đừng để chính mình bị lún sâu vào cái nếp ăn - ngủ - nghỉ quá lâu, kẻo sẽ bị bỏ lại đằng sau cuộc đua trong công việc trong năm. Mỗi cơ quan, mỗi cán bộ công chức cũng cần có những điều chỉnh để loại dần tâm lý "ăn chơi” sau kỳ nghỉ Tết.
Đã hết Tết, hãy cùng nhau quay trở lại cuộc sống nhộn nhịp với bao điều thú vị đang chờ.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc ô tô đắt khách dịp cận Tết
Mùa Tết của những làng nghề đặc sản trăm tuổi ở miền Tây
Đi chợ Tết ngày cuối năm - Nét văn hoá của người Việt
Cần Thơ bắn hơn 1.000 quả pháo hoa mừng Tết Nguyên đán
'Vương quốc hoa kiểng' nhộn nhịp ngày cận Tết
Ngành đường sắt bán hơn 434.000 vé trong dịp Tết Nguyên đán 2025
Cột tin quảng cáo