Đầu năm, tín dụng giảm 1,21%
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến 20/1, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 0,82% so với tháng 12/2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 0,17%).
Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước giảm 0,98% (cùng kỳ giảm 0,53%). Đặc biệt, tín dụng tính đến 20/1 giảm tới 1,21% trong khi cùng kỳ năm 2013 chỉ giảm 1,06%.
Như vậy, cả tín dụng và huy động tiền gửi tháng 1/2014 đều giảm mạnh hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Kịch bản tín dụng năm 2014 được dự báo sẽ không khác nhiều so với năm 2013: trì trệ nửa năm đầu, nhúc nhích nửa năm sau và bắt đầu phi mã vào hai tháng cuối năm.
Cụ thể, năm 2013, tín dụng tính đến hết tháng 10 mới đạt trên 7%, nhưng đến hết tháng 12 đã vọt lên gần 13%. Riêng tại một số ngân hàng lớn, tăng trưởng tín dụng “bứt phá” đến mức ngạc nhiên.
Ví dụ, tại Vietcombank, 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng này vẫn tăng trưởng tín dụng âm thì 6 tháng cuối năm, ngân hàng này đã đưa tăng trưởng tín dụng vượt quá 14%. Trong đó, một lượng lớn vốn giải ngân và ký kết trong 6 tháng cuối năm là dành cho các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước.
Lãnh đạo một ngân hàng TMCP cho rằng, hiện nay, các ngân hàng quốc doanh chiếm phần lớn thị phần tín dụng. Do đó, để “bẩy” tín dụng toàn hệ thống, chỉ cần các ngân hàng lớn giải ngân cho một số công trình, dự án trọng điểm. Cũng vì vậy, con số tăng trưởng tín dụng chưa phản ánh đúng sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh
Sẽ áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi từ ngày 20/11
Giá heo hơi ngày 14/11/2024: Xu hướng tăng giảm không đồng đều
Giá ngoại tệ ngày 14/11/2024: USD đạt đỉnh cao nhất trong năm, cán mốc 106,51
Giá nông sản ngày 14/11/2024: Cà phê tiếp đà tăng, hồ tiêu giữ giá ổn định