Đấu tranh hiệu quả với tội phạm rửa tiền
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.
Ngày 23/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền đã họp đánh giá công tác phòng, chống rửa tiền và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động này, cũng như việc hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền vừa được Quốc hội thông qua.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tổng số giao dịch đáng ngờ trong năm 2012 là hơn 50.933 tỷ đồng (bao gồm cả các đồng tiền khác đã được quy đổi).
Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp 165 báo cáo để chuyển cơ quan công an và cơ quan thanh tra chuyên ngành để xem xét, xác minh, trong đó số báo cáo gửi cho cơ quan công an là 160 báo cáo.
Không chỉ chủ động phát hiện các giao dịch đáng ngờ về rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước còn tiếp nhận 50 văn bản từ các cơ quan thực thi pháp luật đề nghị rà soát, cung cấp thông tin liên quan đến hàng chục bị can hoặc đối tượng đấu tranh trong các vụ án hình sự.
Kết quả làm việc của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cũng phát hiện và làm rõ nhiều sai phạm của cá nhân, tổ chức có liên quan đến hành vi rửa tiền.
Tại cuộc họp, các ý kiến phát biểu đều khẳng định phát hiện và xử lý hành vi rửa tiền là đòi hỏi xuất phát từ nội tại của nước ta. Bên cạnh đó, từ khi Quốc hội khoá XIII thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền sẽ càng củng cố và tạo thuận lợi cho Việt Nam thực hiện tốt hơn công việc này.
Ngay sau khi Quốc hội thông qua Luật, Thủ tướng Chính phủ đã lập Kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố vào tháng 10/2012. Các bộ, ngành cũng triển khai tích cực các nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, đánh giá kết quả này, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng vẫn còn nhiều việc mà các bộ, ngành cần tiếp tục thực hiện để cụ thể hoá các cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền để thực thi trong điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta, đồng thời đảm bảo hội nhập với thế giới để đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này.
Một số quy định của các cam kết quốc tế mà hiện nay ta đang tìm cách thực hiện cho phù hợp với quy định trong nước là việc hình sự hoá pháp nhân, việc xử lý, phong toả tài sản của cá nhân, tổ chức…
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã đồng tình với một số ý kiến của thành viên Ban Chỉ đạo về tăng cường nhận thức của các cấp ngành trong tham mưu, chỉ đạo việc đấu tranh với loại tội phạm này
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024