Tin tức - Sự kiện

Đề án “Hệ tri thức Việt số hoá” đã được chính thức khởi động tại Hà Nội

(DNVN) - Đề án “Hệ tri thức Việt số hoá” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18/5/2017, nhằm xây dựng một Hệ tri thức được số hóa do người Việt làm chủ, lưu trữ và phổ biến tri thức trong mọi lĩnh vực.

Buổi lễ Khởi động Hệ tri thức Việt số hóa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cùng với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh; Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Nguyễn Mạnh Hùng ; Bí thư Thứ nhất Trung ương ĐTNCS HCM Lê Quốc Phong; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Đặng Vũ Minh. Lãnh đạo các bộ, ngành, thành phố, tỉnh trực thuộc Trung ương cùng các đơn vị tìnhnguyện, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp có chung mong muốn,cam kết gắn bó lâu dài với đề án cũng góp mặt tham dự.

Với những tác động mạnh mẽ từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội..., đề án “Hệ tri thức Việt số hoá” được xây dựng như một nền tảng vững chắc giúp tạo nên một môi trường tri thức lý tưởng đối với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong việc tiếp cận, sáng tạo và phát triển các công nghệ tiên tiến dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu lớn, IoT, trí thông minh nhân tạo...

Các đại biểu nhấn nút khởi động Hệ tri thức Việt số hoá. Ảnh: Khoa học & Phát triển. 

Sau 6 tháng nỗ lực triển khai, đề án Hệ tri thức Việt số hóa đã được hiện thực hóa trên “hệ sinh thái”  https://itrithuc.vn/. Tại đây, công chúng sẽ có thể cùng tham gia khai thác và đóng góp tri thức vào bách khoa nội dung số hóa Việt. Trong thời gian tạo lập và hoàn thiện sắp tới, Hệ tri thức hứa hẹn sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là internet vạn vật, tài nguyên giáo dụcmở, dịch vụ giá trị gia tăng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông...

Với mong muốn được sự chung tay góp sức của các tổ chức, cá nhân trong việcxây dựng và phát triển một xã hội trí thức phát triển mà điển hình là Hệ tri thứcViệt số hóa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi: “Mọi tổ chức, cá nhân trướchết là lớp trẻ, đội ngũ trí thức, cộng đồng công nghệ thông tin hãy cùng chung tay phát triển Hệ tri thức Việt số hóa. Hãy cùng nhau khơi dậy, lan tỏa tinh thầnham học hỏi, ý thức cộng đồng, khí thế “Bình dân học vụ” trên không gian mạng, trong toàn xã hội để góp phần phổ biến, sáng tạo tri thức, nâng tầm trí tuệ Việt Nam”.

Phát biểu trong buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Chu Ngọc Anh cũng đã có những chia sẻ cho thấy tầm quan trọng của Hệ tri thức Việt số hóa trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, với vai trò là nền tảng nhằm nâng cao trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân, năng lực đổi mới sáng tạo ở các ngành, các lĩnh vực.

Đại diện cho Viettel - một trong những thành phần cốt cán trong quá trình xâydựng và triển khai Đề án từ những ngày đầu tiên, Thiếu tướng Nguyễn MạnhHùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel khẳng định: “Tri thức được sinh ratrong một hoàn cảnh cụ thể và vì thế nó có giá trị trong một hoàn cảnh cụ thể.

Đó là lý do, người Việt Nam cần tự tay xây dựng hệ tri thức Việt Nam. Thời đại ngày nay, khó nhất là việc phát hiện vấn đề. Một câu hỏi đúng đôi khi có giá trị hơn cả một câu trả lời. Bởi vậy, hệ tri thức Việt Nam ghi nhận sự đóng góp ngay từ những người đặt câu hỏi. Hệ tri thức Việt Nam được xây dựng bởi cả những người chưa biết”.

 

Từ những ý tưởng mang tầm nhìn chiến lược và sức hút mạnh mẽ về một nền trithức toàn diện, hiện đại cho người Việt từ nỗ lực của chính mình, Đề án đã được đại diện hàng loạt các Bộ, ngành, Cơ quan chính phủ, đại diện các tỉnh thành, đơn vị giáo dục, nghiên cứu, doanh nghiệp viễn thông, công ty khởi nghiệp, diễn đàn Mạng xã hội, Ngân hàng và cả các cá nhân… tình nguyện tham gia ký cam kết đóng góp xây dựng.

Xuất phát từ tuần lễ phát động sinh viên tham gia Đề án của Trung ương Đoàn,gần 3 triệu câu hỏi đã được gửi lên Hệ thống, dự kiến sẽ đưa vào phát triển nội dung ngay sau khi chính thức khởi động. Trên cơ sở nền tảng dữ liệu từ các Cơ quan, Bộ, Ngành, những bản cập nhật công nghệ mới sẽ được sử dụng để thu thập có chọn lọc nhằm tạo nguồn tài nguyên chuẩn với trữ lượng đa dạng, phong phú để người dân, các doanh nghiệp, các công ty khởi nghiệp có thể dễ dàng tham gia, khai thác và sử dụng.

Cấu trúc Hệ tri thức Việt số hóa bao gồm bốn hợp phần chính tạo nên một hệ sinh thái đa dạng lần đầu tiên được phát triển tại Việt Nam: Hợp phần Dữ liệu mở tập hợp các thông tin và dữ liệu công bố công khai các các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Hợp phần Hệ tri thức tập hợp tri thức của thế giới được dịch sang tiếng Việt và tri thức của người Việt Nam được hệ thống hóa và được cấu trúc tạo thuận lợi cho người dân học tập, nghiên cứu ở các trình độ khác nhau. Hợp phần Ngân hàng hỏi đáp,nơi mọi người đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời tin cậy từ nhiều nguồn thông tin, cho phép người dùng tương tác với nhiều mạng xã hội và diễn đàn khác nhau. Cuối cùng là hợp phần Kho ứng dụng do các doanh nghiệp và cá nhân phát triển trên nền tảng kho dữ liệu khổng lồ của Hệ tri thức Việt số hóa và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) để tạo ra các giátrị gia tăng đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người dùng.

Các thông tin, hoạt động và kết quả phát triển của Hệ tri thức Việt số hoá vàcách thức tham gia, khai thác sẽ thường xuyên được cập nhật tại địa chỉ Website: https://itrithuc.vn/.

Đầu số 1001 miễn phí trên mạng Viettel, Mobiphone, Vinaphone: Bất cứ ai, ởnơi đâu, vào lúc nào cũng có thể đặt câu hỏi tìm hiểu tri thức trên Hệ tri thứcViệt số hóa.

 

Nên đọc

Kiều Anh (tổng hợp)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo