Để giá hết giật cục, hết đường tăng liên tục
Việc đưa ra chiến lược quản lý về giá mới, minh bạch và đảm bảo hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng luôn là một thách thức. Ở đó cơ quan quản lý và ‘tư lệnh ngành’ đòi hỏi phải bản lĩnh và dám đương đầu.
Đăng đàn đầu tiên trả lời chất vấn chiều 10/6 tại Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã nói phải trả lời nhiều cầu hỏi về giá xăng. Theo ông Dũng, "người dân đã quen với giá xăng dầu điều chỉnh thường xuyên. Rõ ràng, giá xăng dầu nếu điều hành hàng ngày sẽ tốt hơn là 10 ngày điều chỉnh 1 lần như hiện nay".
Theo Bộ trưởng Dũng, trong quá khứ, có lúc việc điều hành giá xăng dầu bị giật cục, là bởi do kiềm chế lạm phát, đáng lẽ giá phải tăng lên nhưng phải giữ thấp. Do đó, khi vượt quá sức chịu đựng, buộc phải thả ra, giá tăng vọt lên, gây ra hiện tượng giật cục, tạo động lực gây ra lạm phát. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mọi chuyện đã khác.
"Việc điều hành giá xăng dầu thường xuyên, tránh được các cú sốc về giá nên đã tránh được những tác động tới kinh tế vĩ mô, tới lạm phát", bộ trưởng Dũng nhận định.
Vì thế, nội dung đề xuất sửa đổi cơ chế kinh doanh xăng dầu có nội dung quan trọng là rút ngắn chu kỳ tính giá cơ sở, từ 30 ngày xuống 15 ngày. Càng rút ngắn chu kỳ này thì giá xăng dầu sẽ càng sát thị trường. Thêm vào đó, quyền định giá cần phải trả cho DN, nhà nước chỉ giám sát, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện.
bộ-tài-chính, bộ-trưởng, quôc-hội, giá-xăng-dầu, minh-bạch, doanh-nghiệp, tài-chính
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng
Nhìn lại năm 2013 và 5 tháng đầu năm nay cho thấy, trung bình hàng quý, Bộ Tài chính công bố tình hình sử dụng Quỹ, trung bình 10 ngày công khai giá cơ sở. Trong khi, nhiều DN xăng dầu đã từng phàn nàn cho rằng, đó là bí mật kinh doanh không nên tiết lộ.
Song hành cùng với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cũng ra chỉ thị 17, yêu cầu không chỉ minh bạch giá mà còn minh bạch toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Một trang web riêng về vấn đề công khai thông tin giá điện, xăng dầu đã được thành lập hôm 6/6 vừa qua để hiện thực hoá chỉ thị trên.
Mới đây, lãnh đạo Tập đoàn Petrolimex đã chia sẻ: "Campuchia sang Việt Nam học Nghị định 84 nhưng rốt cục, quốc gia này đã thực hiện cơ chế thị trường rất suôn sẻ. Giá xăng dầu của nước này được điều chỉnh hàng ngày. Thành ra, Việt Nam phải sang Campuchia để học họ".
Về điều này, bộ trưởng Dũng cũng cho rằng: "NN vừa qua vẫn còn rụt rè khi giao giá cho doanh nghiệp nên hai bộ can thiệp còn nhiều. Rõ ràng, giá xăng dầu nếu điều hành hàng ngày sẽ tốt hơn là 10 ngày điều chỉnh 1 lần như hiện nay".
Và điều này có thể sẽ sớm thành hiện thực khi mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có kết luận đồng ý những điểm quan trọng trong dự thảo về Nghị định kinh doanh xăng dầu mới. Đó là phạm vi tăng giảm giá của doanh nghiệp chỉ là 2% thay vì 7% như cũ.
Nếu vậy, tính theo giá trị tuyệt đối, các DN xăng dầu cũng chỉ được phép tăng khoảng tối đa 500 đồng/lít cho mỗi đợt điều hành giá. Quy định này sẽ loại bỏ nguy cơ khi "thả" giá xăng dầu, các doanh nghiệp sẽ tăng mạnh tới cả ngàn đồng/lít.
Từ 2013 đến nay, hầu hết các đợt điều chỉnh giá cũng đều dưới mức trên. Thậm chí, có lúc giá xăng dầu chỉ tăng 200-300 đồng. Với một biên độ nhỏ như vậy, trước giờ tăng giá, thị trường không còn cảnh người dân đổ xô xếp hàng mua xăng như cách đây vài năm, khi giá xăng dầu tăng một lúc tới 2000-3000 đồng/lít.
Ngược lại với chuyện buông giá xăng dầu cho DN thì với giá sữa việc chặn giá trần lại có hiệu quả. Điều này đã gây chú ý mạnh khi trong nhiều năm trước đó, giá sữa từng tăng vô tội vạ. Chỉ trong giai đoạn 2009-2012, giá sữa đã tăng ít nhất 17 lần. Và cũng trong suốt 5 năm qua, mặt hàng này chỉ có tăng mà không giảm.
Chặn trần giá sữa, có vẻ là một quyết định nhanh gọn nhưng kéo theo đó là thách thức cho Bộ Tài chính khi thi trường này chịu sự thống lĩnh lớn của các doanh nghiệp nước ngoài, là những đơn vị thường xuyên viện dẫn các cam kết quốc tế về cạnh tranh tự do hay luôn giỏi lách luật để tăng giá vô tư.
Tuy nhiên, với công cụ pháp lý - Luật giá 2012 và những chứng cứ từ kết quả thanh tra đã chỉ ra nhiều khoản chi bất hợp lý, làm đội giá thành, giá bán, gia tăng gánh nặng cho người tiêu dùng khiến DN… hết ý kiến.
Tính đến ngày 10/6, hầu hết, các DN sữa đồng loạt kê khai giá bán buôn tối đa. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để áp trần giá bán lẻ trong 10 ngày tới và tiến tới thiết lập một trật tự giá mới trên thị trường sữa.
Lĩnh vực giá luôn là điểm nóng trong nhiều năm qua, nhất là trong thời kỳ nhiều mặt hàng thiết yếu chuyển sang cơ chế thị trường như giá điện, giá than, giá xăng dầu. Việc đưa ra những chiến lược quản lý về giá mới, vừa minh bạch, vừa đảm bảo hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng luôn là một thách thức. Ở đó cơ quan quản lý và ‘tư lệnh ngành’ đòi hỏi phải bản lĩnh và quyết liệt hơn.
Vietnamnet
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết
Cột tin quảng cáo