Để kinh tế tư nhân không ngừng phát triển theo tinh thần nghị quyết Hội nghị Trung ương V khóa XII
Ở nước ta, khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ phát triển nhanh hơn các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong GDP cả nước, năm 2002 chiếm 27%, năm 2010 chiếm 42.96%, năm 2015 chiếm 43.22%.30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, 64% tổng lượng hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa vận chuyển. Đặc biệt, khu vực KTTN thu hút khoảng gần 85%lực lượng lao động cả nước, hàng năm và tạo rakhoảng 1 triệu việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là tạo việc làm mới cho những đối tượng bị giảm biên chế hoặc mất việc làm do quá trình tinh giản bộ máy hành chính, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hay dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn.
Các năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nướcthông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách xây dựng khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi hơn, bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Luật doanh nghiệp đã được sửa đổi bổ sung liên tục trong 6 năm (năm 1999; 2005 và 2014), Nghị quyết 19-NQ/CP về cải thiện môi trường kinh và nâng cao nâng lực cạnh tranh cũng liên tục được bổ sung trong ba năm 2014-2015 và 2016,đã rà soát, bãi bỏ trên 340 khoản phí, lệ phí ban hành không đúng quy định.
Luật Thuế giá trị gia tăng 2013 (hỗ trợ DNNVV về thuế GTGT), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2013 (giảm thuế thu nhập doanh nghiệp), sửa đổi Luật Phá sản, Luật Hải quan và ban hành, sửa đổi nhiều văn bản pháp quy khác theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Các nỗ lực đóđã thực sự góp phần quan trọng tạo nên những bước tiến mới trong cải cách môi trường kinh doanh của nước ta. Doanh nghiệp tư nhân đã dễ dàng hơn nhiều trong việc đăng ký kinh doanh, nhờ đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ, áp dụng đăng ký kinh doanh trực tuyến và đưa ra các quy định về quản trị doanh nghiệp gần hơn với thông lệ quốc tế, sự đối xử khác biệt về mặt pháp lý đối với DNNN, doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã cơ bản dỡ bỏ. Nhận thức về kinh tế tư nhân đã có sự chuyển biến vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được coi trọng.
Tuy nhiên, theo nhiều điều tra, đánh giá, kinh tế tư nhân vẫn chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế và trong đó chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình, cá thể(chiếm khoảng 95% tổng số các cơ sở SXKD thuộc thành phần kinh tế tư nhân)và doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ(trên 90% có mức vốn dưới 1 tỷ đồng), trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, trình độ quản trị, tính liên kết còn yếu; khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và quốc tế còn thấp; sự phát triển kinh tế tư nhân đang rơi vào tình trạng mất cân đối. Chỉ có 1% DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tỷ lệ đầu tư vào công nghiệp hóa nông nghiệp còn rất thấp.
Hội nghị Trung ương 5 khóa 12 đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Nghị quyết là một bước tiến mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân và toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, cũng thể hiện đường lối quan điểm nhất quán của Đảng ta, Nhà nước ta về kinh tế tư nhân. Khi thực hiện được các nội dung của Nghị quyết, sẽ có sức khuyến khích phát triển rất tốt cho lực lượng kinh tế tư nhân, Nghị quyết sẽ là sựkhơi nguồn cho sự đổi mới là cơ sở để các lực lượng kinh tế tư nhân trước đây bị kìm hãm hoặc bị hạn chế được bung ra. Tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức sáng tạo và phát huy toàn diện của vai trò kinh tế tư nhân trong mọi công đoạn của chuỗi giá trị sản xuất, để kinh tế tư nhân phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và lành mạnh, đúng dắn hơn ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, giúp chúng ta có thêm sức mạnh và động lực để hội nhập sâu hơn, khai thác các thành phần kinh tế mà chúng ta có nhiều tiềm năng một cách tốt hơn, là điều kiện để chúng ta áp dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao để tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Để kinh tế tư nhân không ngừng phát triển theo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân của Hội nghị Trung ương 5 khóa 12, cần hết sức lưu ý một số điểm hết sức căn bản sau:
Thứ nhất, về thể chế chính sáchdù muốn hay không thì thực tế hiện nay,vai trò của kinh tế tư nhân chưa được công nhận như Nghị quyết, vẫn còn nhiều định kiến về kinh tế tư nhân, nhất là ở cấp cơ sởvì thếcơ quan nhà nước các cấp theo thẩm quyền cần khẩn trương ban hành khung pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa và củng cố định hướng chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 khóa 12 và Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mới được Quốc hội thông qua.Trong đó phải tập trung vào việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân một cách thực chất thông qua các chính sách hỗ trợ về lãi suất, ưu đãi về thuế, đất đai, giải phóng mặt bằng...; tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ và các giải pháp tài chính, tín dụng; thực hiện công khai minh bạch các quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng,thúc đẩy liên kết tích cực giữa các ngành kinh tế, các chủ thể kinh tế và các không gian kinh tế.Khắc phục triệt để tình trạng các doanh nghiệp lớn chi phối, lấn át các doanh nghiệp nhỏ trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh tế.
Các cơ chế, chính sách phải tích hợp được với nhau và về tổng thể khung pháp lý phải hình thành nên một trật tự sản xuất kinh doanh “mới hơn, có độ mở hơn”với các quan hệ đa dạng, nhiều chiều hơn giữa các chủ thể khác nhau, tôn trọng nguyên tắc thị trường,tôn trọng pháp luật và để cạnh tranh lành mạnh thực sự trở thành động lực chính yếu giữa các doanh nghiệp.
Thứ hai, thực hiện triệt để cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, bộ, ngành và chính quyền địa phương theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân.Thông qua việc xây dựng cơ chế “một cửa điện tử” thống nhất đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ; hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính.Trong đó tập trung vàocải thiệnviệc tiếp cận các yếu tố đầuvào cho sảnxuất kinhdoanh; Giảm thời gian, chi phí tuân thủ các thủ tục về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, xây dựng; Rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về chế độ sở hữu rõ ràng kể cả đối với bất động sản, ruộng đất... để góp phần ngăn ngừa xung đột trong xã hội, góp phần phân bổ nguồn lực hiệu quả, khi pháp luật về sở hữu rõ ràng thì tự nó sẽ đặt ra một trật tự có giới hạn cho các quyền của các chủ thể trong xã hội được đảm bảo, theo đó các doanh nghiệp sẽ biết trân trọng sự hợp tác và gắn kết nhiều hơn, tỷ lệdoanh nghiệp sẽ nói không với “chi phí ngầm” sẽ tăng vàsự cạnh tranh lành mạnh sẽ thực sự trở thành động lực chính yếu giữa các doanh nghiệp, đó chính là thành tố cực kỳ quan trọng để tạo nên môi trương kinh doanh bền vững.
Thứ tư, về nguồn nhân lực có thể thấy ngay việc đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta hiện nay có rất nhiều vấn đề, câu chuyện “ thầy nhiều hơn thợ” rồi “ thiếu cả thầy và thợ” đó là báo động rất đáng quan ngại.Vì thế rất cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị. Trong đó, chú trọng chất lượng, hiệu quả đào tạo; đào tạo có trọng tâm, trọng điểm và ưu tiên đào tạo nhân lực cho khu vực kinh tế tư nhân trong một số ngành, lĩnh vực theo đặt hàng của doanh nghiệp. Các chương trình hướng nghiệp, giáo dục kinh doanh phải được giới thiệu và phổ biến ở bậc phổ thông.
Thứ năm, giải quyết kịp thời các vướng mắc, khiếu nại, kiến nghị của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.Tăng cường coi trọng việc tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp,công bố số điện thoại đường dây nóng, hộp thư điện tử để tiếp nhận và trả lời, giải đáp những vướng mắc kịp thời của doanh nghiệp ở các cấp, ngành.
Mặt khác, nhà nước sớm ban hành Luật Hội nhằm thúc đẩy phát triển các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề với sự tham gia sâu rộng của các doanh nghiệp sở hữu tư nhân, để các hiệp hội có chỗ dựa pháp lý vững chắc, rõ ràng để phát huy sứ mệnh của mình trong trách nhiệm là đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp vàtrong trách nhiệm đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự phát triển của từng ngành hàng và sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng, khu vực kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm thiết thực, sự đồng hành hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, cùng với năng lực nội sinh rất lớn, sự đồng lòng chung sức của doanh nhân, doanh nghiệp chúng ta hoàn toàn có đầy đủ cơ sở để tin tưởng những năm tới đây sẽ là cơ hội tốt để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh doanh, định vị thương hiệu, xứng đáng với vai trò, vị thế và tiềm năng của kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa 12./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
FID báo cáo sai khoản lỗ
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ