Đề thi và đáp án chi tiết môn Vật Lý THPT Quốc gia năm 2016
Trong chiều 2/7, các thí sinh sẽ bắt đầu thi môn trắc nghiệm thứ 2 - môn Vật lý. Thời gian các môn thi trắc nghiệm là 90 phút, giờ bắt đầu làm bài là 14h30 và kết thúc vào lúc 16h.
Theo lịch thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016 gồm 8 môn thi được tổ chức thi trong 4 ngày từ 1-4/7. Trong đó, các buổi sáng những ngày thi này sẽ tổ chức thi các môn tự luận, các buổi chiều sẽ thi các môn trắc nghiệm.
Sau đây Doanh nghiệp Việt Nam cập nhật đầy đủ đề thi và đáp án môn Vật Lý tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016:
Nhận định đề thi môn Vật Lí của kỳ thi THPT quốc gia 2016, Thầy Đỗ Ngọc Hà - Giáo viên môn Vật Lí thuộc Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết: Đề thi năm nay rất hay, bám sát chương trình cơ bản Sách giáo khoa, phù hợp với tiêu chí của Bộ GD&ĐT và có tính phân loại cao.
Theo thầy Hà, đề thi năm nay không quá khó và phù hợp với thí sinh. Đề thi gồm cả câu khó và câu dễ, bố cục theo trật tự tăng dần nên phần đông thí sinh có thể dễ dàng được 5 điểm, nhưng muốn dành điểm cao để xét tuyển vào Đại học thì đòi hỏi các thí sinh phải có kiến thức vững vàng và tâm lý ổn định trong phòng thi.
Đề thi năm nay không có sự thay đổi nhiều so với các năm trước, có một số câu lấy từ đề thi đại học năm trước. Đề thi năm nay không có câu hay và thú vị, không đánh lừa thí sinh. Đề thi có một câu khúc xạ lớp 11, một câu tán sắc ánh sáng và một câu thấu kinh của lớp 11.
Nhìn chung phổ điểm năm nay trung binh từu 6,5 đến 7 điểm. Điểm 9 đến 10 không hiếm nhứng sẽ ít.
Đáp án môn thi Vật Lý do tổ giáo viên tại Hệ thống Giáo dục Hocmai thực hiện:
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Lạt khuyến cáo du khách khi đặt phòng lưu trú qua mạng
Đà Nẵng: Sẽ có 100 ông già Noel diễu hành chào đón Giáng sinh và năm mới 2025
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu
Bàn giải pháp thúc đẩy tín dụng ngành hàng nông sản chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long
SLP Park Long Hậu nhận giải dự án bất động sản công nghiệp xuất sắc nhất
Chống lãng phí trong phát triển kinh tế - Bài 3: Trắc trở dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng