Quốc tế

Điện đàm Trump - Putin dưới góc nhìn của Kremlin

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa cuộc điện đàm nhưng theo Kremlin cuộc đối thoại này chưa có giải pháp đột phá.

Hai nhà lãnh đạo Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận về triển vọng phối hợp hành động của Nga và Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố ở Syria, cũng như về tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Cần lưu ý rằng, ông Putin đã kêu gọi để kiềm chế và giảm mức độ căng thẳng. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý "thiết lập sự hợp tác chung được tập trung vào cách ngoại giao để giải quyết toàn diện vấn đề này".

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm

Ông Putin và ông Trump sẽ duy trì liên lạc và sẽ thu xếp để có một cuộc gặp mặt trực tiếp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 7 tại Hamburg. 

Hai vị tổng thống cũng nhất trí đẩy mạnh đối thoại giữa lãnh đạo của Bộ Ngoại giao hai quốc gia để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria. Theo điện Kremlin, cuộc điện đàm "mang tính chất công việc và mang tính xây dựng".

Nhà Trắng gọi cuộc nói chuyện điện thoại giữa hai Tổng thống là rất tốt đẹp. Theo phía Mỹ, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc thành lập các khu vực an toàn, không leo thang xung đột, để đạt được hòa bình lâu dài ở Syria, về cuộc chiến chống khủng bố "khắp khu vực Trung Đông", cũng như về "cách tốt nhất để giải quyết tình hình rất nguy hiểm xung quanh Triều Tiên".

Đây là cuộc điện đàm thứ ba của hai ông Putin và Trump sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ. Cuộc điện đàm của hai nhà lãnh đạo đã kéo dài khoảng nửa giờ, tờ Wall Street Journal dẫn lời một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên, người biết chi tiết cuộc gọi này.

Theo lời quan chức này, cuộc điện đàm kéo dài khoảng 30 phút và do ông Putin bắt đầu. Ông cũng lưu ý rằng, cuộc điện đàm này không mang lại kết quả nào mang tính đột phá.

 

Theo ý kiến của nhà khoa học chính trị Aleksey Panin, Giám đốc văn phòng Matxcơva của công ty "Urus Advisory", cuộc trò chuyện của hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ có thể được gọi là "so đồng hồ".

"Cuộc điện đàm này chủ yếu phục vụ mục đích "so đồng hồ". Nếu chỉ liệt kê các vấn đề hiện có trong quan hệ song phương và đề cập đến một số khía cạnh cụ thể, thì sẽ mất nửa tiếng đồng hồ. 

Rõ ràng là trong một thời gian ngắn như vậy không thể thảo luận chi tiết và thảo ra lập trường cụ thể về các vấn đề này", ông Aleksey Panin nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Theo ông, vấn đề Trung Đông đang được chú ý nhiều hơn trong chương trình nghị sự quốc tế. Chuyên gia Aleksey Panin nhắc nhở về chuyến thăm Nga gần đây của Thủ tướng Đức Angela Merkel và cuộc gặp sắp tới của ông Vladimir Putin với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. 

Theo ý kiến ​​của ông Panin, Syria là ở trọng tâm chú ý bởi vì vấn đề này động chạm đến lợi ích quốc gia cốt lõi của Nga, Mỹ, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. h cho biết. Đồng thời, theo ý kiến của ông Panin, không nên chờ đợi Mỹ sớm tìm kiếm những giải pháp mang tính đột phá.

 

"Ông Trump đang bị trói buộc quá chặt trong quan hệ với các cơ quan chính quyền Mỹ. Họ có thể làm tê liệt bất kỳ quyết định của ông Trump nếu mô tả quyết định đó là một thỏa thuận "làm lợi choVladimir Putin". 

Để không mất uy tín trong nước, Donald Trump buộc phải chấn chỉnh lại những thỏa thuận đạt được trước đây. Đáng tiếc, tôi có thể nói rằng, nhân vật chính trị Trump có thể bị điều khiển. Chừng nào ông Trump chưa giải quyết vấn đề này, không có khả năng đạt được những bước đột phá," ông Alexei Panin kết luận.

Nên đọc
Điện đàm Trump, Putin, điện Kremlin, chưa đột phá, tin tức, báo 
Theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo