Điện thoại vẫn là mặt hàng xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 02/2017 đạt gần 5,89 tỷ USD, giảm 15,9% (tương ứng giảm gần 1,12 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 01/2017. Tính đến hết ngày 15/02/2017 kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 20,22 tỷ USD, tăng 18,5% (tương ứng tăng hơn 3,16 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2016.
So với nửa cuối tháng 01/2017, xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 02/2017 biến động mạnh ở một số nhóm hàng sau: điện thoại các loại và linh kiện tăng 16,6%, tương ứng tăng 166 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 13,8%, tương ứng tăng 96 triệu USD; xơ, sợ dệt các loại tăng 44,8%, tương ứng tăng 39 triệu USD; xăng dầu các loại tăng 87,4%, tương ứng tăng 29 triệu USD…
Trong khi đó, hàng dệt may giảm 53,4%, tương ứng giảm 625 triệu USD; giầy dép các loại giảm 29,3%, tương ứng giảm 159 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 44,3%, tương ứng giảm 133 triệu USD; túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù giảm 57,4%, tương ứng giảm 90 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 28%, tương ứng giảm 82 triệu USD…
Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt gần 4,26 tỷ USD, giảm 10,9% (tương ứng giảm 519 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 01/2017. Như vậy, tính đến hết ngày 15/02/2017 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt gần 14,22 tỷ USD, tăng 21,3% tương ứng tăng hơn 2,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm đến 70,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Ở chiều ngược lại, trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 02/2017 đạt gần 8,34 tỷ USD, tăng 43,3% ( tương ứng tăng gần 2,52 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 01/2017. Tính đến hết ngày 15/02/2017 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt gần 21,43 tỷ USD, tăng 31,7% (tương ứng tăng hơn 5,16 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2016.
So với nửa cuối tháng 01/2017, nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 02/2017 biến động mạnh ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 38,7%, tương ứng tăng 387 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 35%, tương ứng tăng 352 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 87,9%, tương ứng tăng 151 triệu USD; sắt thép các loại tăng 52,1%, tương ứng tăng 138 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 28,4%, tương ứng tăng 115 triệu USD...
Trong khi đó, mặt hàng xăng dầu các loại giảm 30,9%, tương ứng giảm 94 triệu USD; đậu tương giảm 69,3%, tương ứng giảm 25 triệu USD; ngô giảm 19,1%, tương ứng giảm 15 triệu USD...
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 02/2017 đạt hơn 5,04 tỷ USD, tăng 108% (tương ứng tăng gần 2,62 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 01/2017. Như vậy, tính đến hết ngày 15/02/2017 kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn FDI đạt gần 12,67 tỷ USD, tăng 29,9%, tương ứng tăng gần 2,92 tỷ USD, chiếm 59,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kê khai sai thuế, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 D2D bị phạt hơn 865 triệu đồng
Ra mắt liên minh đổi mới đối tác AI tạo sinh
Đà Nẵng: Liên tiếp xử phạt bán hàng giả nhãn hiệu nổi tiếng tại quận du lịch trọng điểm
Nền tảng ngân hàng số cho doanh nghiệp
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ