DN cần truy xuất nguồn gốc điện tử của sản phẩm
Mục đích của Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp (DN) xuất khẩu về truy xuất nguồn gốc điện tử, tác động của nó đối với sự nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Theo ông Hà Công Tuấn - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, những năm qua, phát triển nông nghiệp đạt nhiều thành tựu, từ duy trì tốc độ tăng trưởng đến việc đẩy nhanh việc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Nhiều chiến lược Thiên Niên Kỷ đã được thực hiện, xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn giảm bình quân 2%/năm.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu nông sản, thủy sản tăng mạnh. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 28 tỷ USD, đóng góp 1/4 giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước với nhiều mặt hàng chiến lược: gạo, cafe, gỗ, cá tra,....
Tuy nhiên, xu hướng thị trường quốc tế đã có nhiều biến đổi, truy xuất nguồn gốc hiện là yêu cầu bắt buộc đối với các DN xuất khẩu thực phẩm. DN Việt Nam đứng trước thời cơ lớn để tạo niềm tin thị trường cũng như có cơ hội tiêu thụ sản phẩm với giá cạnh tranh. Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử giúp cho người tiêu dùng cuối cùng biết được thông tin của doanh nghiệp, đây cũng là một cơ hội để quảng bá tên tuổi, thương hiệu của doanh nghiệp cũng như nông sản Việt, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, truy xuất nguồn gốc điện tử tại các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu bằng tay, lưu trữ bằng giấy tờ sổ sách nên rủi ro cao và thiếu minh bạch. Việc sử dụng mã số truy xuất nguồn gốc nội bộ sẽ khó kiểm chứng do không ai có thể nhận thông tin ngoại trừ doanh nghiệp. Thông tin một bước trước-một bước sau-ghi chép trên giấy-khó truy xuất đến tận nguồn.
Quy định mã số truy xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chưa đăng ký mã doanh nghiệp với mã số mã vạch (GS1), DN có tâm lý e ngại tham gia vào truy xuất nguồn gốc điện tử, không muốn chia sẻ thông tin....
Trước tình hình đó, bà Nguyễn Thị Hồng Minh- Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản đề xuất các cơ quan quản lý cần ban hành chính sách khuyến khích và hỗ trợ DN thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử; đơn giản thủ tục đối với DN áp dụng truy xuất điện tử. Còn đối với DN tham gia hệ thống truy xuất điện tử cần nhận thức rõ xu hướng để thích ứng, đồng thời tổ chức tốt hơn quản trị doanh nghiệp, quản lý chuỗi minh bạch, sử dụng mã số quốc tế cho từng lô hàng, đăng ký mã doanh nghiệp với GS1 - Việt Nam để truy xuất được dễ dàng...
Đoàn Huế
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất