DN Việt Nam sẵn sàng kết nối với đối tác Nhật
Đó là một trong những chủ đề lớn được thảo luận tại hội thảo “Thị trường Việt Nam dưới góc nhìn doanh nghiệp Nhật Bản” diễn ra ngày 14/3, tại TP Hồ Chí Minh.
Việt Nam đang trải qua thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam sẽ cần 25 tỷ USD mỗi năm để đầu tư vào hạ tầng. Tuy nhiên, hiện nay ước tính ngân sách Nhà nước hàng năm dành cho phát triển cơ sở hạ tầng chưa tới 16 tỷ USD.
Tại TP Hồ Chí Minh, từ nay đến năm 2020 nhu cầu vốn cho phát triển hạ tầng là vào khoảng 3 - 4 tỷ USD/năm, riêng nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông giai đoạn 2011 – 2015 ước tính 11 tỷ USD trong khi nguồn vốn đầu tư của ngành giao thông chỉ đáp ứng được khoảng 20%.
Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng đẩy mạnh kêu gọi các hình thức đầu tư khác nhau như ODA, PPP (hợp tác công - tư), BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao)... và không chỉ chào đón doanh nghiệp lớn mà cũng rất khuyến khích, quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ miễn sở hữu công nghệ cao, hiện đại.
Đánh giá về cơ hội hợp tác đầu tư, các doanh nghiệp Nhật cho rằng phát triển cơ sở hạ tầng là thế mạnh của Nhật Bản và ngỏ ý sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Kazuya Hashimoto, Trưởng Phòng Kế hoạch đầu tư của Tập đoàn Kanematsu cho rằng hiện nay các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam được phân chia theo 2 hướng. Thứ nhất là liên kết đầu tư vào các dự án như điện, nước, đường sá ở khu công nghiệp. Thứ hai là thông qua các cơ quan hợp tác như JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) để thực hiện dự án.
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn bày tỏ quan điểm mong muốn hợp tác cùng các doanh nghiệp Nhật trong đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật.
Bà Nguyễn Mai Bảo Trâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) mong muốn hợp tác với doanh nghiệp Nhật để đầu tư dự án hạ tầng mà CII đang thực hiện trên địa bàn TP. Trong 5 năm tới Công ty cam sẽ đầu tư ít nhất là 23.000 tỷ đồng vào 6 dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng, sản xuất nước sạch và xử lý nước thải. Do vậy CII rất muốn hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản thông qua hình thức góp vốn với tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam 51%/doanh nghiệp Nhật Bản 49%.
Minh Trí (Theo VGPNews)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng mời nghệ nhân Đinh Văn Tâm làm linh vật Tết Ất Tỵ 2025
Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 vượt chỉ tiêu
Chi gần 10.000 tỷ đồng bảo đảm an sinh xã hội dịp Tết
Cục CSGT nói gì về việc trả tiền tin báo vi phạm giao thông trên VNeTraffic?
Dự báo lạm phát năm 2025 sẽ được kiểm soát ở mức từ 3 - 4,5%
Hoàn thiện thể chế, chính sách cho người lao động, người có công
Cột tin quảng cáo