Doanh nghiệp đóng tối đa 100 triệu/năm Quỹ phòng chống thiên tai
Quy định này có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 8/12.
Theo đó, đối với các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, mức đóng góp bắt buộc trong 1 năm là hai phần vạn trên tổng giá trị tài sản hiện có tại Việt Nam theo báo cáo tài chính hàng năm nhưng tối thiểu 500.000 đồng và tối đa là 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật phải đóng góp như sau: Cán bộ, công chức, viên chức trong các doanh nghiệp nhà nước đóng 1 ngày lương/người/năm theo các mức lương cơ bản sau khi trừ thuế, bảo hiểm phải nộp (quy định hiện hành là tương đương 1 kg thóc).
Người lao động trong các doanh nghiệp phải đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng; người lao động khác đóng 15.000 đồng/năm (quy định hiện hành là tương đương 2 kg thóc). Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện quỹ.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định một số đối tượng được miễn đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai gồm:Thương binh, bệnh binh; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ; sinh viên, học sinh đang theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề; người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; người mắc bệnh hiểm nghèo; người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng trong 1 năm trở lên; thành viên hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Không khí lạnh khiến miền Bắc rét sâu hơn, Trung Bộ và Nam Bộ lạnh diện rộng
Xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến đáng quay trở lại của du khách