Doanh nghiệp dùng tuyệt chiêu "lách" quyết tâm của Bộ trưởng Thăng
Khoảng 30-40 tài xế, phụ xe tiến vào khu vực trạm cân với thái độ kích động, la ó, chửi bới, gây áp lực với các lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ, buộc lực lượng chức năng phải rút về trạm để bảo vệ tài sản của trạm và chuẩn bị đối phó nếu xảy ra sự việc manh động của các tài xế, phụ xe. Lợi dụng khoảng thời gian hỗn loạn trên, hàng trăm xe tải có dấu hiệu chở quá tải đã vượt qua trạm.
Tuyệt chiêu "trốn" trạm cân
Tưởng lực lượng chức năng “ngủ quên” nên các tài xế đồng loạt nổ máy cho xe chuẩn bị vượt trạm.
Tuy nhiên, ngay sau đó lực lượng chức năng đã tăng cường cảnh sát 113, cảnh sát cơ động đến hiện trường hỗ trợ lực lượng trạm cân xử lý các xe tải có ý định vượt trạm. Hàng chục xe có dấu hiệu quá tải đã bị đưa vào trạm cân để tiến hành cân trọng tải, trong số này có 16 xe vi phạm tải trọng bị xử lý.
Đây là cuộc vượt trạm cân quy mô lớn, lần thứ 4 tại Bình Thuận, kể từ ngày 15/4. Mặc dù cuộc vượt trạm vào rạng sáng 11/5 bị “phá sản” nhưng các xe tải có dấu hiệu chở quá tải vẫn tấp vào ven đường tiếp tục nằm chờ từ trưa 11/5.
Một cán bộ làm nhiệm vụ tại trạm cân cho biết không hiểu các địa phương khác xử lý xe quá tải thế nào mà những xe này lại lọt được qua các tỉnh lân cận để vào địa phận Bình Thuận, rồi nằm chờ ven đường để tổ chức vượt trạm.
Trước đó, ngày 8/5, lực lượng kiểm tra của tỉnh Bình Thuận phát hiện nhiều xe tải lớn chạy hướng Bắc - Nam dừng dọc đường từ khu vực vòng xoay Bắc Phan Thiết đến trước khu vực trạm cân. Lực lượng chức năng nhận định có khả năng các lái xe liên kết với nhau để vượt trạm theo “bài cũ”.
Trước tình hình đó, thanh tra Sở GTVT Bình Thuận đã điều động đội thanh tra giao thông số 1 tăng cường hỗ trợ trạm kiểm tra và đưa ba xe có dấu hiệu quá tải vào trạm để cân.
Đến 2h50, khoảng 30-40 tài xế, phụ xe tiến vào khu vực trạm cân với thái độ kích động, la ó, chửi bới, gây áp lực với các lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ, buộc lực lượng chức năng phải rút về trạm để bảo vệ tài sản của trạm và chuẩn bị đối phó nếu xảy ra sự việc manh động của các tài xế, phụ xe.
Lợi dụng khoảng thời gian hỗn loạn trên, hàng trăm xe tải có dấu hiệu chở quá tải đã vượt qua trạm.
Ngày 21/4, khoảng 100 xe tải có dấu hiệu chở quá tải khi đến gần trạm cân trọng tải tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) đã tấp xe vào lề đường nằm chờ.
Khi kiếm được chỗ đậu xe, các tài xế đều đóng cabin rồi đi vào các quán xá ven đường ngồi chơi. Khi lực lượng chức năng đến xử lý thì các xe đều đã khóa cửa nên không xử lý được.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Quảng Nam. Ngày 21/4, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động số 23 tỉnh Quảng Nam chính thức đi vào hoạt động nhưng gần như suốt sáng 21/4, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên chỉ phát hiện được một số ít trường hợp xe tải chở hàng vượt quá tải trọng.
Việc không phát hiện được xe chở quá tải của cơ quan chức năng là do lái xe và chủ hàng sử dụng nhiều cách để đối phó một cách “hiệu quả” với các ngành chức năng. Phương thức được các lái xe và chủ hàng sử dụng phổ biến là cho phương tiện tạm dừng lưu thông, cho phương tiện đậu đỗ ven đường, quán cơm hoặc trạm bơm xăng…chờ đến thời điểm thích hợp mới cho phương tiện vượt qua Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động.
Biện pháp nữa là, các lái xe điều khiển phương tiện lưu thông chạy gần sát nhau, trong đó, xe không có tải chạy trước và "khóa đuôi,” xe có tải chạy giữa các xe không có tải, điều này rất khó khăn cho lực lượng kiểm tra liên ngành khi yêu cầu xe có tải vào trạm cân.
Bộ trưởng Thăng kiên quyết, nông dân vẫn chịu khổ vì giá cước
Trước đó, tại hội nghị sơ kết 15 ngày triển khai việc kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc vào sáng 17/4, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng từng nhận định: "Không phải 100% các xe đều chở quá tải. Nhưng với tình hình hiện nay, các doanh nghiệp chở đúng tải không thể cạnh tranh giá cước đối với chở quá tải".
Theo Bộ trưởng Thăng, chỉ có kiểm tra tải trọng xe thường xuyên liên tục để tạo sự cạnh tranh kinh doanh bình đẳng, đưa giá cước trở về giá trị thật thì những chi phí ngoài vận tải sẽ không còn hoặc sẽ hạn chế đến mức tối đa.
Thế nhưng, cuối cùng, người chịu thiệt nhất, vẫn là người dân. Từ đầu tháng 4 đến nay tức là thời điểm xe bị siết tải trọng khiến các doanh nghiệp vận tải đã tăng cước vận chuyển kéo theo giá thành sản phẩm bị đội lên cao.
Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) cho biết, nay giá cước vận chuyển bị đội lên 60 - 100%, chắc việc bán hàng sẽ chậm hơn.
“Vận tải một tấn đường từ nhà máy (Thanh Hóa) ra Hà Nội, trước đây giá cước khoảng 250.000 - 300.000 đồng, giờ tăng lên 600.000 đồng. Người mua không chấp nhận tăng giá, nhà máy đành phải bán lỗ. Bởi, nếu cứ để tồn kho, lãi suất ngân hàng chồng lên cũng không sống nổi”, ông Tam than vãn.
Mặc dù, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng, khi thực hiện việc siết chặt xe quá tải, các cơ quan quản lý Nhà nước đã dự đoán được xu hướng tất yếu giá các loại hàng hóa liên quan tới vận tải sẽ tăng lên, tác động tới túi tiền của người dân.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Cột tin quảng cáo