Doanh nghiệp khốn cùng vì xung phong thí điểm
Một số doanh nghiệp “xung phong” làm thí điểm đều đã thất bại và lâm vào cảnh nợ nần do không cạnh tranh nổi với tư nhân giết mổ nhỏ lẻ ngoài đường, chợ.
Doanh nghiệp mất hai tỷ/năm
Từ năm 2000, huyện Từ Liêm đã có quy hoạch điểm giết mổ tập trung tại xã Minh Khai. Gần sáu năm, Ban quản lý dự án của huyện không triển khai được do vướng cơ chế.
Đến năm 2006, có chủ trương xã hội hóa, huyện Từ Liêm giao lại dự án cho Công ty Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Hadico).
Chỉ sau một năm, dự án đã hoàn thành. Giữa năm 2007, Hadico đưa vào hoạt động dây chuyền giết mổ gia cầm tập trung với công suất giết mổ 700 con gia cầm/giờ. Lãnh đạo thành phố đến cắt băng khánh thành, nhiệt liệt chúc mừng.
Ông Phan Minh Nguyệt, Giám đốc Công ty Hadico cho biết, khi đó với những cam kết hỗ trợ mạnh mẽ của thành phố Hà Nội và huyện Từ Liêm, tham vọng của công ty là mở rộng dự án, phát triển thêm các khu giết mổ tập trung khác để cung cấp thịt sạch cho toàn Hà Nội.
Theo thống kê sơ bộ, Hà Nội có hơn ba nghìn hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, đáp ứng gần 50% nhu cầu thịt trâu, bò, 35% nhu cầu thịt lợn và gần 60% nhu cầu thịt gia cầm. Các cơ sở nhỏ lẻ này đều giết mổ thủ công, không được kiểm soát thú y, không có kho bảo quản thịt trước khi xuất bán. |
Từ đó, Hadico vay tiền ngân hàng và huy động các nguồn khác để xây dựng nhà máy. Tổng đầu tư dự án bao gồm nhà máy, hạ tầng xung quanh, dây chuyền lên tới 11 tỷ đồng.
Khi mới khánh thành, dây chuyền hoạt động tốt do các lò mổ nhỏ lẻ bị cấm hoạt động, vì đang có dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên, khi hết dịch, tình trạng giết mổ nhỏ lẻ lại diễn ra tràn lan nên dây chuyền phải dừng hoạt động.
“Giá giết mổ trong nhà máy cao hơn giết mổ lậu 5.000- 7.000 đồng/kg. Giết mổ nhỏ lẻ ngoài đường, chợ không ai hỏi về giấy tờ kiểm dịch, đầu vào, đầu ra, nhưng đưa vào nhà máy, cơ quan thú y yêu cầu đầy đủ giấy tờ. Từ đó, người dân không đưa gà vào nhà máy giết mổ”- Ông Nguyệt kể.
Từ năm 2008 đến nay, nhà máy không thể hoạt động do không cạnh tranh nổi gia cầm lậu giết mổ bên ngoài. Với tổng đầu tư 11 tỷ đồng, tính theo lãi suất hiện nay mỗi năm doanh nghiệp mất gần hai tỷ đồng.
Tương tự Công ty TNHH Minh Hiền cũng đang “sống dở, chết dở” vì đầu tư dự án giết mổ tập trung theo chủ trương khuyến khích đầu tư của Hà Nội. Năm 2009, Công ty này đã hoàn thành việc xây nhà máy giết mổ quy mô lớn tại xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai.
Đầu tư dây chuyền giết mổ gia súc, gia cầm liên hoàn tự động kèm hệ thống kho lạnh… với tổng trị giá gần 10 tỷ đồng, công suất một nghìn lợn và 25 nghìn gia cầm/ca. Thế nhưng, dây chuyền giết mổ lợn tự động hiện cũng phải “đắp chiếu” do không có khách hàng, không cạnh tranh nổi với các lò mổ nhỏ lẻ bên ngoài.
Thành phố có thờ ơ?
Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Công ty TNHH Minh Hiền cho biết, khi uriển khai dự án, thành phố có ch&:iacute;nh sách hỗ trợ vốn vay với lãi suất thấp, nhưng đến nay sau ba năm, doanh nghiệp vẫn không thể tiếp cận vốn.
“Tôi đã kiến nghị quá nhiều rồi, giờ không muốn nói thêm nữa. Thủ tục, hồ sơ trình đủ các sở, ngành mà chưa được duyệt”- Bà Hiền nói.
Cùng tâm trạng này, ông Phan Minh Nguyệt cho biết, hiện nay chỉ cần có mặt bằng sạch là Hadico có thể triển khai đồng bộ các dự án, sau một năm có thể đáp ứng 70- 80% nhu cầu thịt gia súc, gia cầm của thành phố. Khi đó, mới có cơ sở để cấm toàn bộ giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh trên địa bàn. Thế nhưng, bốn đến năm năm nay các huyện không bố trí được mặt bằng.
“Quy hoạch lên xuống nhiều lần, huyện chỉ lên sở, sở bảo huyện. Huyện chỉ địa điểm A, sở lại thống nhất chỗ B, thành phố duyệt chỗ C. Cứ lằng nhằng như vậy mấy năm nay, công ty không thể triển khai được”- Ông Nguyệt cho biết.
Dây chuyền giết mổ của Công ty này giờ “đắp chiếu”. |
“Hiện nay chúng tôi đang rơi vào tình trạng “nửa nạc, nửa mỡ”, được chỉ bảo cứ làm đi. Như thế nào là làm đi, ai làm, làm đến đâu thì không rõ. Thời gian cũng có giá trị như tiền bạc, thậm chí còn quý hơn tiền bạc nhưng hiện nay mọi thứ bỏ lửng”- lãnh đạo Hadico bày tỏ.
Trao đổi với PV Tiền Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhâdn ân thành phố Hà Nội Trần Xuân Việt cho biết, các dự án đang gặp khó khăn đều xây dựng từ trước. Còn các dự án mới thành phố chưa duyệt cái nào.
Không biết vướng ở khâu nào mà các sở, ngành của Hà Nội lại chậm trễ như vậy. Trong khi, nhiều năm nay TP Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống cung ứng thịt gia súc, gia cầm sạch từ các nhà máy giết mổ tập trung, thì Hà Nội vẫn đang nghiên cứu cơ chế, tìm mặt bằng, buộc người dân hằng ngày phải sử dụng thịt giết mổ nhỏ lẻ không ai kiểm soát được chất lượng, vệ sinh dịch bệnh.
Theo TPO
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD