Doanh nghiệp không vay được tiền cứ đến Ngân hàng Nhà nước
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, khó khăn suốt những năm qua là làm sao chặn đứng lạm phát, từng bước hạ xuống theo tinh thần Nghị quyết 01 của Chính phủ, năm nay dưới 10%.
Lạm phát từ đầu năm đến nay có những tín hiệu khả quan. Cả quý một, CPI tăng ở mức 2,55%, thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ông Bình cho biết, tình hình trong và ngoài nước có những thuận lợi. Thế giới dù còn những đánh giá bi quan, nhưng cũng có chuyển biến như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đã bước đầu khởi sắc, dù chưa mạnh mẽ và bền vững như tạo điều kiện thuận lợi bước đầu.
Cùng đó, trên cơ sở đánh giá tình hình vĩ mô, đời sống xã hội trong nước, cân nhắc, tham khảo ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính tiền tệ hàng đầu, phân tích thực tiễn, NHNN thấy đủ điều kiện chín muồi để giảm lãi suất.
“Trước đây, chúng tôi định hướng mỗi quý có thể giảm 1%. Tuỳ vào đầu, giữa hay cuối quý, và nay đang thực hiện lời hứa” - Ông Bình nhấn mạnh.
Thống đốc cũng cung cấp những thông tin liên quan đến hoạt động của các ngân hàng:
Trong quý một, thanh khoản ngân hàng được cải thiện một bước hết sức tích cực, thậm chí vẫn đang cải thiện mạnh mẽ.
Chênh lệch giữa nguồn và sử dụng nguồn hiện vào khoảng 130.000 tỷ đồng (nguồn cao hơn- PV).
Dự trữ của các ngân hàng tại NHNN hơn 60.000 tỷ đồng, cao hơn tiền gửi dự trữ bắt buộc trước đây khoảng 15 – 20.000 tỷ đồng.
Trái phiếu chính phủ phát hành khối lượng cao, phát hành tín phiếu khối lượng lớn... Tất cả những điều này, theo ông Bình, chứng tỏ thanh khoản hệ thống rất dồi dào.
Một công bố hết sức quan trọng được đại diện NHNN khẳng định lần này là thay vì “thắt chặt”, một số đối tượng được “loại” ra khỏi tín dụng không khuyến khích.
Ông nói, cho vay du học, vay sử dụng tiền ra nước ngoài thì không khuyến khích, còn cho vay mua nhà ở, xây dựng nhà ở, nhà để cho thuê, thậm chí vay đầu tư nhà, và cho vay tiêu dùng trong nước... đều được loại ra khỏi danh mục.
“Chúng ta đã loại ra khỏi 50% các đối tượng trước đây không khuyến khích cho vay. SBV vẫn giữ nguyên tỷ trọng không khuyến khích 16%, đồng nghĩa đối tượng không khuyến khích cho vay hiện được tăng lên gấp đôi” - Ông Bình nhấn mạnh.
Riêng với lĩnh vực chứng khoán, ông Bình thừa nhận, sẽ không khuyến khích cho vay bởi bản chất vốn ngân hàng là ngắn hạn, trong khi vay đầu tư chứng khoán là trung dài hạn (cổ phiếu).
Trước ý kiến cho rằng dù ngân hàng nói hạ lãi suất nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay, nhất là vốn giá rẻ, Thống đốc Bình nói: “Doanh nghiệp vốn có nhiều loại, tình hình tài chính khác nhau.
Tôi xin khẳng định, nếu doanh nghiệp nào có tài chính tốt, sản xuất kinh doanh tốt, hoàn toàn có thể vay được khoảng 15% - 16%.
Nếu cần, các nhà báo có thể thông tin và giới thiệu doanh nghiệp đến Ngân hàng Nhà nước. Tôi khẳng định, doanh nghiệp nào tốt, đủ điều kiện sẽ được cho vay”.
Theo ông Bình, tiền là của dân, đã cho vay phải đảm bảo. NHNN sẽ điều hành với những giải pháp rõ ràng, thận trọng, có lộ trình, đảm bảo thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 10%, giữ ổn định vĩ mô, tạo đà hỗ trợ doanh nghiệp và tăng trưởng GDP hợp lý.
Theo TPO
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024