Doanh nghiệp Việt Nam: “Thuyền thúng” loay hoay ra biển lớn
Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc bày tỏ sự quan ngại trong bài phát biểu tại “Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp” vào sáng 28.4 tại Hà Nội.
Thiếu doanh nghiệp dẫn đầu
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Việt Nam không thỉ thiếu các doanh nghiệp (DN) dẫn đầu, mà thiếu cả một khu vực đủ lớn các DN cỡ vừa, đủ sức tiếp cận với công nghiệp mới, để tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu.
Điều này khiến, DN Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn trong việc ra biển lớn, khi thời điểm hội nhập lớn của đất nước đang cận kề. Dự kiến, cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ hoàn thành cuối năm 2014, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đang trong quá trình đàm phán nước rút.
Trong bài phát biểu, ông Vũ Tiến Lộc kiến nghị chính phủ loại bỏ những văn bản pháp lý chồng chéo, đặc biệt là về thủ tục hành chính và ngăn chặn cho được tình trạng ban hành giấy phép con dưới mọi hình thức.
Chủ tịch VCCI cho rằng, đang có sự phân biệt trên thực tiễn đã hạn chế cơ hội phát triển của DN nhỏ và vưa tư nhân trong nước. Ông đề nghị tăng cường công tác thông tin và tham vấn DN trong tiến trình đàm phán, tham gia các điều ước quốc tế.
Bên cạnh nỗ lực mở cửa, thâm nhập thị trường quốc tế rất cần quan tâm thỏa đáng tới việc bảo vệ thị trường nội địa, thực hiện những biện pháp phòng vệ thương mại cần thiết như biện pháp chống bán phá giá, hàng rào vệ sinh dịch tễ, quy tắc xuất xứ... để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các DN và người tiêu dùng VN. Hiện nay, công tác này, theo nhận định của các DN, đang là khâu rất yếu.
Cần giãn tiến độ tăng tiền lương
Ông Vũ Tiến Lộc đề nghị, tiếp tục giãn tiến độ tăng tiền lương tối thiểu ít nhất trong 2 năm (2014-2015), với mức tăng được ấn định tối đa trên cơ sở tỉ lệ lạm phát cộng với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm.
Theo Chủ tịch VCCI, điều này sẽ đảm bảo mức tăng tiền lương phù hợp với nhịp độ tăng năng suất lao động, và có thể dự tính được để giảm bớt gánh nặng tăng chi phí quá nhanh cho DN.
Ông cũng đề nghị sửa đổi quy định về thời gian làm thêm đối với người lao động trong Luật lao động, với mức tăng từ 200 giờ lên 300 giờ theo thỏa thuận của người lao động với chủ sử dụng lao động.
Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh đến cải cách tư pháp. Kết quả điều tra PCI của VCCI trong mấy năm qua cho thấy sự yếu kém của các thiết chế pháp lý trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của DN, là một trong những điểm quan ngại hàng đầu của DN.
Sự chậm trễ, hiện tượng oan sai trong xét xử, việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế và hiệu lực thi hành các phán quyết của tòa án không nghiêm. Điều này phát đi một tín hiệu về yêu cầu tăng cường cải cách tư pháp thời gian tới, để nâng cao năng lực của các cơ quan xét xử và bảo đảm việc thi hành án.
Kiến nghị của VCCI cũng đề nghị tổ chức cuộc gặp Thủ tướng với cộng đồng DN thường niên.
Mong sự hồi sinh mạnh mẽ của DN tư nhân
Trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Chính phủ muốn cùng cộng đồng doanh nghiệp bàn thảo và đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo mọi thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả...
Theo chương trình, Hội nghị sẽ nghe Báo cáo tổng quan về tình hình doanh nghiệp và nhiệm vụ kinh tế-xã hội các năm 2014-2015; Báo cáo tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước; Báo cáo tham luận của các doanh nghiệp Nhà nước và giải đáp của các bộ, ngành chức năng.
Bà Kwaka Kwaka - Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới, kỳ vọng được thấy sự hồi sinh mạnh mẽ của DN tư nhân. Bà khuyến nghị chính phủ cần phải tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng ở mọi nguồn lực, từ đất đai, lao động và vốn.
Bên cạnh đó, Giám đốc WB tại Việt Nam nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng một khu vực tài chính mạnh, đồng thời, làm giảm sự tổn thương của hệ thống này để đảm bảo việc cung cấp vốn cho sự phát triển kinh tế. Bà hoan nghênh nỗ lực của chính phủ và ngân hàng trong việc xây dựng nghị quyết về nợ xấu, cũng như phát triển thị trường trong nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển