Doanh nghiệp Việt thua từ ý thức tôn trọng pháp luật
Sai phạm chỉ ta với ta!
Tại TP.Cần Thơ, đến năm 2014, có 1.988 đơn vị chậm đóng BHXH, BH thất nghiệp (BHTN) với số tiền trên 147,7 tỉ đồng. Ngành chức năng TP.Cần Thơ đã tiến hành 19 cuộc thanh, kiểm tra, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong vấn đề sử dụng LĐ, ký kết HĐLĐ… và đã ra 72 quyết định xử phạt với số tiền trên 432 triệu đồng. Tại Trà Vinh, đến khoảng cuối năm 2014, toàn tỉnh có hơn 100 DN còn nợ bảo hiểm (BH) với tổng số nợ trên 60 tỉ đồng… Còn tại các tỉnh như: Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang,… cũng báo động tình trạng DN nợ BHXH, trong đó, có những DN hai, ba năm chưa đóng BH cho người LĐ, không chỉ gây thất thu nguồn quỹ BH của quốc gia mà còn làm cho CNLĐ chịu đủ thiệt thòi về quyền lợi.
Song điều đáng lưu ý nhất là khi lần giở những báo cáo, dễ “phát hiện” rằng: Trong số hàng trăm DN vi phạm các vấn đề liên quan đến PLLĐ mỗi năm, hầu như không có một DNNN nào, mà chỉ toàn là DN trong nước. Vì sao như vậy?
Sự khác biệt từ “gốc”
Một cán bộ có chức trách tại các KCX&KCN TP.Cần Thơ cho biết: Đó là một minh chứng về sự thua sút của các DN Việt Nam so với các DNNN. Vị này giải thích: Tinh thần thượng tôn pháp luật của các DNNN vốn đã hơn chúng ta mấy bậc, trước khi đầu tư vào một quốc gia nào đó, họ luôn tìm hiểu rất kỹ pháp luật sở tại, thậm chí, cử luôn một bộ chuyên trách vấn đề này. Khi DN đi vào hoạt động, hầu như không có vướng mắc nào xảy ra. Ngược lại, các DN trong nước thường có tư tưởng ỷ lại vào “sân nhà”, không chịu tìm tòi, học tập những quy định mới của pháp luật. Thêm vào đó, các chế tài xử phạt chỉ “giơ cao đánh khẽ” nên khiến cho các DN “lờn thuốc”.
Ông Ngô Minh Linh - Chánh Thanh tra Sở LĐTBXH TP.Cần Thơ nêu thực trạng: “Vừa qua, TP.Cần Thơ triển khai đề án tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nhưng rất ít DN nhiệt tình tham gia. Có nơi, chúng tôi gửi thông báo, kế hoạch trước cả tuần, nhưng khi đoàn đến tuyên truyền, năm lần bảy lượt đều chỉ nhận được câu trả lời: Chủ DN vắng nhà. Còn đối với DNNN, chúng tôi chưa “gõ cửa”, họ đã cho người đến mời đoàn về tuyên truyền pháp luật cho CNLĐ”.
Theo ông Linh, hiện tại một bộ phận không nhỏ chủ DN đi lên từ làm ăn nhỏ lẻ, thậm chí có người trước đây chỉ là nông dân, nên vẫn còn mang tác phong nông nghiệp, lạc hậu. Bên cạnh đó, các DNNN thường có tiềm lực tài chính mạnh hơn các DN trong nước, nên công tác chăm lo đời sống, quyền lợi của CNLĐ được họ thực hiện tốt hơn. “Do áp lực về tài chính, nên khi làm ra một sản phẩm, các DN chúng ta thường chỉ tính sao cho có lợi nhuận và để ngoài những yếu tố có liên quan. Trong khi các DNNN luôn tính đúng, tính đủ, kể cả tiền lương, phụ cấp tăng ca, tiền độc hại (nếu có)… cho CNLĐ”. Ông Linh điển hình.
Ông Huỳnh Hữu Thông - Chủ tịch Công đoàn các KCX&KCN TP.Cần Thơ cho hay: Những vi phạm nếu có xảy ra ở các DNNN thường chỉ mang tính “khách quan”, do họ chưa nắm hết một số quy định của pháp luật, sau khi làm việc với ngành chức năng, họ luôn khắc phục rất tốt. Ngược lại, những sai phạm đối với các DN trong nước thường là do “cố tình”. Mới đây, một DN Thái Lan để xảy ra vi phạm HĐLĐ với hơn 100 CN, qua làm việc, họ chấp nhận bồi thường cho CNLĐ hơn 3 tỉ đồng, và sau đó đã thực hiện rất tốt việc này.
Do vậy sẽ có sự “lệch pha” rất lớn nếu đem so sánh DN trong nước và DNNN. Ta chưa “đấu”, nhưng đã thua ngay trên “sân nhà”…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất