Cạnh tranh

Doanh nghiệp chật vật để được làm thương nhân phân phối xăng dầu

(DNVN) - Theo Nghị định 83/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn kinh doanh phân phối xăng dầu phải có hệ thống phân phối ít nhất 5 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu 10 đại lý phía dưới bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

Xuất khẩu dầu thô giảm hơn 47% / Bộ Công thương đào tạo doanh nghiệp hỗ trợ về áp dụng 5S3D và ISO 5001

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo Nghị định 83/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, các thương nhân, doanh nghiệp muốn kinh doanh phân phối xăng dầu, tổng đại lý còn phải có kho tiếp nhận xăng dầu với hệ thống kho chứa dung tích tối thiểu từ 2.000 m3 trở lên để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu hoặc sở hữu của doanh nghiệp và đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 5 năm trở lên.
Cũng theo Nghị định mới, doanh nghiệp phải có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 5 năm trở lên. Đồng thời, doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối xăng dầu ít nhất 5 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu 10 tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu phía dưới thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.
Ông Nguyễn Thanh Lâm đại điện của Công ty TNHH NT (Thành phố Cần Thơ) cho biết, đối với các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu như hiện nay gần như rất ít các doanh nghiệp đáp ứng được đầy đủ tiêu chí về 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và 10 đại lý phía dưới, thông thường chỉ có 1 - 2 cửa hàng là chủ yếu. Còn để mà đạt được tiêu chí trên thì doanh nghiệp phải mất tiền đi thuê các cửa hàng xăng dầu khác cho đủ điều kiện để được cấp phép.
Ngoài ra, trong kinh doanh bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp gặp vướng mắc và khó khăn nhất là về kho chứa xăng dầu, hiện tại nếu đủ tiêu chuẩn đạt từ 2.000 m3 trở lên về kho chứa xăng dầu thì chỉ có một số doanh nghiệp lớn như: Saigonpetro, Petrolimex, Sông Hồng,… Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác rất khó có doanh nghiệp nào đạt tiêu chuẩn trên. Nếu doanh nghiệp bỏ tiền ra đi thuê kho chứa thì không thuê được lâu dài, dẫn tới một số doanh nghiệp muốn làm thương nhân phân phối xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi thuê hệ thống kho chứa, các doanh nghiệp nhỏ hiện tại gần như không có doanh nghiệp nào dám bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng một kho chứa như vậy - ông Lâm cho biết thêm.
Tuyết Thùy
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm