Cạnh tranh

Tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề ở Hà Nội

DNVN - Hà Nội được coi là “Đất trăm nghề” và đang trong xu thế phát triển mạnh. Tại hội thảo giải pháp bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống, tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho các sản phẩm làng nghề, các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề Hà Nội.

TP Hà Nội có 1.350 làng nghề, trong đó 544 làng nghề bị mai một và 806 làng nghề đang hoạt động, trong đó có 318 làng nghề làng nghề truyền thống được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống. Bao gồm: 67 làng nghề, 48 làng nghề chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản,22 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; 16 làng nghề xử lý, chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn, 196 làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ, 12 làng nghề sản xuất kinh doanh sinh vật cảnh; 5 làng nghề phục vụ sản xuất, đời sống cư dân nông thôn.

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

Tuy nhiên công tác phát triển, bảo tồn nghề và làng nghề trên địa bàn TP vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Theo nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung - Hội trưởng Hội doanh nghiệp mây tre đan huyện Chương Mỹ: Ước tính sản lượng tiêu thụ hàng năm của các đơn vị sản xuất trên địa bàn huyện có mây: 600 tấn; Song 700 tấn, Tre – nứa – giang 500.000 cây…Dự kiến số lượng nguyên liệu cần sử dụng để sản xuất sẽ tăng lên. Tuy nhiên nguồn cung ngày càng thiếu hụt, giá nguyên liệu tăng cao, trong khi giá bán sản phẩm bị khống chế bởi các doanh nghiệp nhập khẩu. Do vậy, triển khai sản xuất mây tre giang đang gặp nhiều khó khăn. Vì thế chúng ta cần tìm các nguyên liệu khác để thay thế. Trong đó một số nguyên liệu mới được khai thác, chế biến như: thân cây đu đủ già, sơ mướp loại to, già quả, sơ cây chuối… đồng thời các nghệ nhân giỏi làng nghề đang nghiên cứu, sáng tạo các mẫu mã sản phẩm đa dạng từ những nguyên liệu có sẵn trên, đây là giải pháp hữu hiệu để xử lý bài toán thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu sản xuất.

Nguyễn Văn Trung - Hội trưởng Hội doanh nghiệp mây tre đan huyện Chương Mỹ.

Nguyễn Văn Trung - Hội trưởng Hội doanh nghiệp mây tre đan huyện Chương Mỹ phát biểu tại hội thảo.

Theo ông Ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc: Để phát triển được nghề dệt lụa điều đầu tiên cần phải tạo được vùng trồng dâu tằm, hỗ trợ người dân trong việc phát triển giống kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm. Lụa Vạn Phúc hiện nay đang bị mai một nên cần có cơ chế quảng bá lại uy tín của lụa Vạn Phúc. Song song cần phải mở rộng làng nghề thành nơi du lịch. Các công ty du lịch lữ hành cần phối hợp với làng nghề tạo ra các tour du lịch sinh thái làng nghề, đồng thời xây dựng một đội ngũ chuyên môn về du lịch là người địa phương để giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân.

 

Ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Lụa Vạn Phúc.

Ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc.

"Nếu chúng ta muốn xuất khẩu các sản phẩm làng nghề ra thị trường nước ngoài, sản xuất bền vững thì chúng ta phải có đủ kiều kiện tuân thủ theo luật của quốc tế. Vì vậy thành phố cần lựa chọn những con chim đầu đàn trong các làng nghề, hỗ trợ về sản xuất, đầu tư tài chính, vốn, khoa học kỹ thuật trong đó các hộ nhỏ sẽ là vệ tinh thì chắc chắn chúng ta sẽ có lãi", bà Hà Thị Vinh – Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho biết.

Hà Thị Vinh –  Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam.

Hà Thị Vinh – Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam.

 

Để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề, các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu như: Tăng cường công tác công tác tuyên truyền ý nghĩa của việc bảo tồn, phát triển làng nghề để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, thống nhất về nhận thức và hành động.

Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, truyền nghề chú trọng các nghề truyền thống, cổ truyền.

Tổ chức các cuộc thi tay nghề thợ giỏi phong tặng danh hiệu nghệ nhân, hội thi sản phẩm làng nghề... Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề.

Sản phẩm Dệt tại làng nghề.

Sản phẩm dệt tại làng nghề.

 

Phát triển làng nghề gắn với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và bảo tồn, phát triển làng nghề, đẩy mạnh việc nâng cấp, chỉnh trang cơ sở hạ tầng của các làng nghề phục vụ tốt hơn cho nhu cầu du lịch như xây dựng các trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, khu vệ sinh, khu sản xuất tập trung có đủ điều kiện để làm điểm du lịch cho khách tham quan đến làng nghề.

Bố trí quỹ đất để phát triển nghề, làng nghề đáp ứng mặt bằng phục vụ mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ mới, thân thiện với môi trường, di dời các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường làng nghề.

Khôi phục, bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống; kết hợp phát triển làng nghề với du lịch; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ thiết kế, mẫu mã, bao bì, nhãn mác, nâng cao trình độ tay nghề cho thợ trẻ, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề để đảm bảo phát triển bền vững…

Phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua, ngành nông nghiệp Thủ đô, mà trực tiếp là Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội làng nghề; Hội Sinh vật cảnh, Hội Khoa học phát triển nông thôn và các tổ chức và cá nhân tăng cường liên kết đẩy mạnh xúc tiến thương mại giúp các doanh nghiệp, làng nghề tiếp cận thị trường xuất khẩu sản phẩm, nhập khẩu nguyên liệu cho làng nghề.

 

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội.

Thanh Hoa
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo