Quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong thành trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế
Đề xuất đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng làm cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuật / Khánh Hòa: Tiếp tục cải tạo "Thiên đường" bãi tắm Hòn Mun để đón khách du lịch
Theo Quyết định, Khu kinh tế Vân Phong có diện tích 150.000 ha, trong đó diện tích phần mặt nước khoảng 80.000 ha, phần đất liền và đảo khoảng 70.000 ha thuộc 2 huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa.
Theo đó, mục tiêu của quy hoạch là xây dựng Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế phát triển ngành nghề mới, trình độ cao, trở thành vùng động lực phát triển, đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế.
Một góc của Vịnh Vân Phong.
Với mô hình đề xuất phát triển du lịch, dịch vụ, văn hoá cao cấp là ưu tiên các hoạt động hội thảo, hội chợ triển lãm, dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp cao cấp có casino, trung tâm giải trí, tổ chức các sự kiện văn hóa, khoa học. Dịch vụ hiện đại phát triển theo hướng kinh doanh cảng hàng không, cảng biển, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, hỗ trợ khách hàng và các ngành dịch vụ gắn kết với hoạt động du lịch...
Trong tương lai, Khu kinh tế Vân Phong sẽ là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực có vai trò thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước.
Song song đó, Vân Phong sẽ trở thành một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
Trong đó kinh tế biển là nền tảng có cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistics, đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp giữ vai trò quan trọng, kết hợp phát triển các ngành kinh tế khác.
Với mô hình phát triển thân thiện môi trường, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư, tích cực thu hút và quy tụ nguồn lực sáng tạo, phương thức quản lý mới, tiên tiến; nuôi dưỡng động lực mới cho phát triển, Khu kinh tế Vân Phong sẽ là khu vực đáng sống trong năm 2050.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trên cơ sở rà soát, kế thừa các yếu tố hợp lý của đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong khai thác phát triển tối ưu các quỹ đất, tiềm năng phát triển từng khu vực; đề xuất các khu chức năng, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật hợp lý cho khu kinh tế.
Năm 2021, Khu kinh tế Vân Phong đã thu hút được 5 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho 11 dự án với tổng vốn đăng ký mới 2.531 tỷ đồng (đạt 101,2% so với kế hoạch đăng ký, trong đó có 5 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn 29,89 triệu USD). Lũy kế đến thời điểm hiện tại, KKT Vân Phong đã thu hút được 155 dự án đầu tư (125 dự án trong nước và 30 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký khoảng 4,1 tỷ USD, vốn thực hiện là 2,15 tỷ USD, đạt 52% vốn đăng ký. Trong đó, có 94 dự án đã đi vào hoạt động; 61 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đang triển khai đầu tư xây dựng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo