Đầu tư

Thủ tướng chỉ đạo về dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

DNVN - UBND tỉnh Bình Phước vừa được giao nhiệm vụ mới là cơ quan có thẩm quyền kêu gọi đầu tư dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT.

TP.HCM: Ứng dụng công nghệ để chống quay vòng, hợp thức hóa lâm sản không rõ nguồn gốc / Hà Nội: Gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao UBND tỉnh Bình Phước, Bình Dương và TP.HCM báo cáo HĐND tỉnh để thống nhất giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.

Thủ tướng cũng yêu cầu cần xác định rõ trách nhiệm chi trả chi phí giải phóng mặt bằng từ nguồn vốn ngân sách của từng địa phương. Việc hỗ trợ ngân sách trung ương cho dự án cao tốc phải được Chính phủ xem xét cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ hỗ trợ một phần.

Các yêu cầu trên theo Thủ tướng là để bảo đảm thực hiện đúng quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Dự án đường cao tốc TP.HCM-Thủ Dầu Một (Bình Dương)-Chơn Thành (Bình Phước) là công trình quan trọng nhằm kế nối giao thông giữa các tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Dương với TPHCM, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. (Ảnh minh hoạ)

Dự án đường cao tốcTP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thànhlà công trình quan trọng nhằm kế nối giao thông tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. (Ảnh minh hoạ)

Theo báo cáo từ UBND tỉnh Bình Phước, quy hoạch trước đây, dự án cao tốc này có chiều dài 69 km. Tuy nhiên, để đảm bảo tính kết nối, đồng bộ mạng lưới giao thông, UBND tỉnh Bình Phước đề xuất phương án thay đổi hướng tuyến, theo đó cao tốc dài khoảng 70 km.

Đoạn qua TP.HCM dài khoảng 1,5 km, từ nút giao Gò Dưa (đường Vành đai 2) đi trên cao đến giáp ranh tỉnh Bình Dương, chi phí đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng.

Đoạn qua Bình Dương khoảng 57km, bao gồm 28km đi trên cao, xây dựng khoảng 10 cầu vượt, chi phí đầu tư khoảng 30.000 tỷ đồng.

Đoạn qua tỉnh Bình Phước dài khoảng 11,5km, có quy mô 6 làn xe để đồng bộ với tuyến cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành, chi phí đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng.

Được biết, trên cơ sở đề xuất của tỉnh Bình Phước, trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã kiến nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định theo hai phương án:

Thứ nhất, trường hợp kịp đưa nguồn vốn đầu tư vào kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025, kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan quản lý nhà nước triển khai dự án.

Thứ hai, trường hợp không thể bố trí vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với kiến nghị giao tỉnh Bình Phước là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án.

Điều này cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động nguồn lực của địa phương trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước khó khăn.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm