Thái Nguyên: Giáo dục, đào tạo nghề gắn kết với doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động
Bình Định: Hội thảo “Sáng tạo KH&CN thúc đẩy phát triển KT-XH Việt Nam” / Doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm giải pháp “tự cứu mình”, thích nghi với phương thức làm việc mới
Sở Lao động, TB&XH tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị truyền thông, gắn kết doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm năm 2020.
Đến dự Hội nghị có các đại biểu đại diện Hội Doanh nghiệp trẻ, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên, đại diện các trường và trung tâm đào tạo nghề đóng trên địa bàn, cùng đông đảo khách mời đến từ doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp trong, ngoài tỉnh có nhu cầu cung ứng nguồn lao động phục vụ việc kinh doanh, sản xuất.
Các tham luận được đưa ra trong Hội nghị đó là: Mô hình trường đào tạo nghề kết hợp sản xuất theo chương trình chuyển giao; Nhà trường, doanh nghiệp phối hợp thực hiện chương trình đào tạo, tuyển dụng; Tuyển sinh, đào tạo, giải pháp giải quyết việc làm hiệu quả và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao; Xã hội hóa đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động; Sự gắn kết giữa nhà trường, doanh nghiệp và các làng nghề truyền thống trong đào tạo nghề lao động nông thôn; Đào tạo nghề phi nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới… Các tham luận được đánh giá có giá trị thực tiễn cao bởi đã được áp dụng ở một số trường dạy nghề và doanh nghiệp trong nhiều năm gần đây tại Thái Nguyên.
Tại Hội nghị, công tác truyền thông, hỗ trợ tạo việc làm ở tỉnh Thái Nguyên cũng được đưa ra thảo luận sôi nổi. Chính quyền địa phương cùng với ngành Lao động, TB&XH cần ban hành nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa để khuyến khích, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động. Các ban ngành cần tích cực tổ chức nhiều hội chợ việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động… nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về thị trường lao động cho người lao động và người sử dụng lao động; Tham vấn cho người lao động và người sử dụng lao động thực hiện những hợp đồng, giao dịch về việc làm một cách chính thống thông qua các trang tin điện tử của cơ quan nhà nước hoặc có sự quản lý, giám sát của nhà nước, tránh tình trạng người dân bị lừa đảo, mất niềm tin trong những giao dịch việc làm.
Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị đã được diễn ra đó là Lễ ký kết Chương trình phối hợp đào tạo nghề và giải quyết việc làm giữa các cơ sở giáo dục với doanh nghiệp. Sự gắn kết chặt chẽ trong công tác đào tạo nghề đáp ứng phù hợp về nguồn lao động khác biệt trong từng doanh nghiệp sẽ được thực hiện hiệu quả, thiết thực hơn khi việc đào tạo mang lại lợi ích cho hai bên đối tác và đáp ứng được nhiều vị trí công việc tại các doanh nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 50 cơ sở đào tạo nghề, quy mô đào tạo trên 40.000 người/năm. Toàn tỉnh có gần 7.000 doanh nghiệp, hàng chục nghìn hộ kinh doanh cá thể, nhiều khu công nghiệp lớn (với trên 81.000 lao động đã được tuyển dụng). Giai đoạn 2019 – 2020, các cơ sở giáo dục đã liên kết với gần 200 doanh nghiệp, đào tạo nghề theo yêu cầu cho 4.300 lao động đủ trình độ, năng lực để có thể làm việc được ngay tại các đơn vị.
Tuy nhiên, nhu cầu cung ứng nguồn lao động tại Thái Nguyên vẫn là rất lớn. Vì vậy, việc đào tạo nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu riêng biệt của từng doanh nghiệp luôn trở nên cần thiết và góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh, sản xuất, sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên
End of content
Không có tin nào tiếp theo