Ông chủ gạo sạch Thành Châu: "Tôi lang thang, lặn lội 2 năm trời để tìm hiểu mới quyết định đầu tư"
Diễn viên Tuấn Tú chia sẻ tiêu chí lựa chọn second home ven biển Phan Thiết / Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam: Hàng không đang theo cơ chế độc quyền
Thương hiệu gạo sạch Thành Châu được lọt vào Top 10 thương hiệu mạnh quốc gia năm 2019, cùng nhiều giải thưởng khác. Với Tổng giám đốc Đặng Ngọc Nhân- Tập Đoàn Tân Châu Phát Group, đưa thương hiệu gạo sạch Thành Châu trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu không dễ dàng gì. Phải mất một quãng thời gian vừa học tập và trải nghiệm. Câu chuyện xây dựng thương hiệu gạo là cả một quá trình lao động và học tập của người doanh nhân làm giàu từ chính trên quê hương nông sản của mình.
Thưa ông, vựa lúa Quảng Bình được ví là “ Nhất Đồng Nai nhì Hai huyện”, nhưng thực tế vựa lúa này không thể so sánh với Đồng bằng Sông Cửu Long. Vậy nên, khi nhắc đến sản xuất lúa gạo thì Quảng Bình không thể sánh được với vùng đồng bằng sông nước. Vậy lý do vì sao ông quyết định xây dựng thương hiệu gạo trên vùng nguyên liệu không mấy dồi dào?
Ông Đặng Ngọc Nhân: Câu chuyện tìm đến thương hiệu gạo và nổi tiếng hiện nay của chúng tôi tại Quảng Bình là một cơ duyên. Công ty chúng tôi hoạt động nhiều lĩnh vực ngành nghề. Năm 2012, Công ty chúng tôi triển khai hệ thống vận tải, lúc đó chúng tôi chuyên vận chuyển lúa cho thương lái từ các nơi ra ngoài Bắc để xay xát, đóng gói, phân phối, và xuất khẩu. Với vai trò vận chuyển như vậy, tôi nghĩ, tại sao nông dân chúng ta bán giá lúa rẻ như vậy và tại sao ở Quảng Bình không có một nhà máy xay xát đạt tiêu chuẩn. Sau khi tìm hiểu tôi được biết, không chỉ ở Quảng Bình mà cả Miền Trung Tây Nguyên không có một dây chuyền sản xuất lúa gạo sạch nào đạt tiêu chuẩn. Tất cả dồn vào vào một dây chuyền đạt chất lượng tại miền Bắc.
Và chính điều đó làm ông suy tính về đầu tư nhà máy sản xuất gạo đạt tiêu chuẩn?
Đúng!Chính vì mình hiểu được quy trình vận chuyển của lúa gạoquá vất vả, phải đưa từ Miền Trung Tây Nguyên ra Bắc để đóng gói, gây cản trở đối với hoạt động của doanh nghiệp, chi phí đầu ra sẽ tăng lên… và với bất cứ một doanh nghiệp nào, khi thấy được cơ hội tốt cho doanh nghiệp mình thì họ sẽ làm và tìm cách đầu tư khi có cơ hội. Câu chuyện đầu tư dây chuyền sản xuất gạo cũng bắt đầu từ đó. Với một dây chuyền sản xuất lúa gạo đạt tiêu chuẩn là phải loại cám, vì còn cám là còn tạp chất và gạo dễ sản sinh ra vi khuẩn rất dễ nấm mốc, chuyển màu… và phải tính được lượng gạo thu hồi về (với những dây chuyền thủ công lượng gạo thu về chỉ 60% là quá thấp)… Điều đó làm tôi trăn trở,và tôi có thêmsuy nghĩ: Tại sao gạo Quảng Bình ngon vậy lại không được đánh giá là một trong những nơi sản xuất lúa gạo ngon và cũng không có thương hiệu nào nổi tiếng trong toàn quốc?. Ngày xưa các cụ đã có câu “Nhất Đồng Nai nhì Hai huyện” là nói đến lúa gạo của chúng ta nhiều và ngon. Vậy tại sao thương hiệu gạo của Quảng Bình chỉ dừng lại trong tỉnh và chỉ người dân Quảng Bình biết đến.
Đó cũng là một trong những yếu tố quyết định tôi cho ra thương hiệu gạo sạch Thành Châu. Nhưng để ra một thương hiệu và có tiếng tôi phải chuẩn bị trong 4 năm trời. Năm 2013 đến 2014, tôi phải lặn lội vào Đồng Bằng Sông Cửu Long học tập kinh nghiệm sản xuất lúa gạo. Tôi lang thang khắp các nhà máy của vùng đó, để tìm hiểu và xem xét, cái gì mình có thể đưa về ứng dụng cho đơn vị mình. Tôi học tập và tìm hiểu quy trình vận hành máy móc, rồi đánh giá gạo, tìm hiểu thổ nhưỡng.
Sau 2 năm học tập, và hàng chục chuyến đi thị sát tìm hiểu,tôi quyết định đầu tư. Năm 2015 đến 2016,tôi cho chạy thử máy và sau đó tung sản phẩm ra để đánh giá thị trường và được thị trường chấp nhận như thế nào… Đó là quảng thời gian hết sức gian nan, đầu tư ra một hệ thống dây chuyền sản xuất vài trăm tỉ, rồi phảicó một đội ngũ công nhân vận hành máy móc lành nghề...Với cái gì ban đầu cũng thật nhiều khó khăn, thợ thì chưa quen tay, thị trường chưa có. Nhưng với ý chí, chúng tôi đã có một đội ngũ công nhân vận hành máy móc hết sức lành nghề và sản phẩm đầu ra đạt đạt chuẩn quy định trong sản xuất nông sản.
Thưa ông, trong tiêu chuẩn canh tác cải tiến có bộ quy chuẩn tên SRI, ông có thể chia sẽ rõ hơn về bộ quy chuẩn này?
Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI, tên gọi đầy đủ là hệ thống thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa, là phương pháp canh tác lúa sinh thái, mang lại hiệu quả và năng suất cao, giảm phát thải khí nhà kính dựa trên những tác động kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tiết kiệm nước tưới. Những kỹ thuật tác động bao gồm: Cấy mạ non, cấy một dảnh, cấy thưa tạo hiệu ứng hàng biên, quản lý nước, làm cỏ sục bùn và bón phân hữu cơ. Biện pháp canh tác này được công nhận là tiến bộ kỹ thuật ở Việt Nam và đạt giải thưởng bông lúa vàng năm 2012. So với biện pháp canh tác lúa thông thường, áp dụng SRI, giúp giảm sự phụ thuộc vào phân hoá học, thuốc diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế dịch, bệnh, hại phát triển, nhất là bệnh khô vằn, ốc bươu vàng, bệnh nghẹt rễ, bó gốc, bọ trĩ…
Đồng thời, tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lúa , Áp dụng SRI giúp cho cây lúa cứng, khỏe hơn nên ít bị đổ ngả trong điều kiện mưa bão, tăng khả năng chống chịu đối với sâu bệnh mới xuất hiện và giảm 30% nhu cầu nước tưới cho ruộng so với canh tác truyền thống; duy trì nguồn gen tốt của các giống lúa truyền thống. Chính vì vậy gạo từ những cánh đồng SRI cho chất lượng tốt hơn, sạch hơn rất nhiều so với những cánh đồng khác.
Với mong muốn, cung cấp cho thị trường những sản phẩm gạo chất lượng, Tân Châu Phát đã tiến hành thu mua sản phẩm gạo sạch đến từ những cánh đồng áp dụng hệ thống canh tác cải tiến( SRI). Đóng gói bằng dây chuyền sản xuất hiện đại, giới thiệu đến đông đảo người tiêu dùng và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng.
Thưa ông, vùng nguyên liệu của đơn vị ông quy hoạch ở đâu?Liệu có đáp ứng đủ cho sản xuất tại chỗ không?
Vùng nguyên liệu chính của chúng tôi được đặt tại các vùng phía đông của tỉnh Quảng Bình, là nơi cho chất lượng lúa gạo thơm ngon nổi tiếng giàu vi lượng và khoáng chất. Với tiêu chí xây dựng các cánh đồng có diện tích nhỏ nhất là 5ha trở lên tiện cho việc chăm sóc và kiểm soát tập trung phòng trừ dịch hại, áp dụng các quy trình công nghệ canh tác nông nghiệp sạch trong sản xuất.
Các vùng nguyên liệu đều được quy hoạch xa khu công nghiệp, chủ động tưới tiêu, giảm thiểu tối đa tác động về mặt môi trường nhằm cho những sản phẩm chất lượng cao nhất. Với quan điểm cây khỏe sẽ ít bệnh nên việc chăm sóc đóng vai trò quyết định tới tồn dư Nitorat trong sản phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên việc cung cấp dinh dưỡng cho lúa là một trong những bí quyết của công ty trong sản xuất nông nghiệp sạch. Bón phân phải đảm bảo nguyên tắc: Tăng cường tối đa phân hữu cơ trước khi gieo cấy kết hợp với phân bón vô cơ chuyên dùng cho từng giai đoạn với liều lượng vừa đủ đối với từng vùng nguyên liệu. Những sản phẩm phân bón phải là tốt nhất, giàu vi lượng có thương hiệu đã được công ty kiểm chứng trong nhiều năm.
Bên cạnh đó,một trong những khâu quan trong nhất để nâng cao chất lượng hạt gạo tối ưu là khâu sấy thóc sau thu hoạch. Việc làm khô thóc theo tập quán không đảm bảo sự đồng đều và giữ lại dưỡng chất tối đa của hạt gạo. Công ty sử dụng công nghệ máy sấy vỉ ngang hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Với công suất 400 tấn/ngày nhằm đảm bảo nhanh nhất thời gian từ lúc gặt cho đến khi vào lò sấy không quá 3 tiếng đồng hồ, bảo đảm tối ưu dưỡng chất của hạt lúa.
Để có một sản phẩm sạch tôn trọng tính tự nhiên đưa đến tay người tiêu dùng, việc xay xát chế biến đóng gói công ty thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Không sử dụng chất bảo quản,hiện nay trên thị trường chúng ta dễ dàng nhận thấy một số sản phẩm gạo không có xuất xứ rõ ràng, người tiêu dùng không truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, mẫu mã hạt gạo bóng, khi vo gạo nước gạo trong, để ngoài không khí thường rất lâu chuyển màu. Những sản phẩm trên chắc chắn sử dụng chất bảo quản chống mốc và chất tạo độ bóng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Gạo sạch Thành Châu với chuỗi sản xuất từ cánh đồng đến sản phẩm cuối cùng trong quá trình chế biến không dùng bất cứ chất bảo quản nào, giữ nguyên màu sắc, hương vị tư nhiên của gạo làm tăng giá trị sử dụng của sản phẩm.
Hương liệu,với nền khoa học công nghệ cao hiện nay, việc tạo mùi hương trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm rất dễ dàng. Gạo sạch của chúng tôi trọng tính tự nhiên không dùng bất cứ hương liệu nào ngoài hương tự nhiên của lúa gạo.
Không xát gạo trắng quá,vỏ cám gạo đã được chứng minh trong thực tế khoa học hiện nay và kinh nghiệm hàng ngàn năm qua, trong cám gạo rất giầu vitamin A, B, C ... khoáng chất, nên nếu làm gạo trắng vô hình chung làm mất đi lượng khoáng chất rất giá trị trong hạt gạo. Gạo sạch Tân Châu Phát đưa ra sản phẩm trắng vừa phải có màu đặc trưng của cám, bên cạnh đó công ty đưa ra những sản phẩm gạo xát dối nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng mà các đơn vị khác rất khó thực hiện được. Kiểm soát gạo thành phẩm,chúng tôi trước khi đóng gói đều phải chạy qua hệ thống kiểm soát chất lượng hạt. Từng hạt gạo chạy qua hàng triệu mắt điện tử của máy tách màu để đảm bảo rằng tất cả những hạt có lỗi sẽ bị loại bỏ, chỉ còn những hạt đủ tiêu chuẩn được lưu trữ và đóng gói đưa tới tay người tiêu dùng.
Quy hoạch sản xuất của công ty ông chỉ ở mỗi vùng Quảng Bình?
Ngoài vùng sản xuất của Quảng Bình, chúng tôi tìm đến những vùng được xem là có lúa gạo ngon trong toàn quốc, cùng người dân quy hoạch và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Đầu vào là hạt giống, quy trình chăm sóc đạt chuẩn và sau đó là thu hoạch theo đúng quy trình. Vì vậy thương hiệu gạo của tôi mới chia dòng sản phẩm và chia theo giá, ví như thương hiệu gạo sạch Thành Châu, có các nhãn hàng: Thần Tài, Bông Lau, Thảo Nguyên, Thiên Thảo; Thương hiệu Luxrail có Đồng Tiền, Hướng Dương, Sen Việt, Tài Lộc… Mỗi dòng sản phẩm này sẽ có một giá khác nhau và chia phân khúc.
Thưa ông,gạo của Thành Châu ít tiêu thụ ở địa bàn Quảng Bình, ông có thể cho biết lý do vì sao?
Bạn đang sống trong một vựa lúa gạo, và bạn đang ăn lúa gạo trực tiếp từ phía người nông dân thì câu chuyện các sản phẩm thay thế là khó. Và chúng tôi với tiêu chí ban đầu là sản xuất lúa gạo trong toàn quốc, hệ thống phân phối của chúng tôi trên toàn quốc, chúng tôi phân phối vào các siêu thị. Và chúng tôi luônkiểm soát được đầu ra cho từng bao gạo.
Thưa ông, câu chuyện xây dựng thương hiệu và câu chuyện quy hoạch vùng sản phẩm luôn là đề tài khó của nhiều doanh nghiệp. Có doanh nghiệp xây dựng được nhà máy thì loay hoay tìm nguồn nguyên liệu? Ông có suy nghĩ như thế nào?
Nhắc đến lúa gạo là nghĩ đến người nông dân, mà nông dân mình thì thật thà và chất phác. Nên khi chúng tôi quy hoạch vùng nguyên liệu cũng khó khăn, vì người nông dân quen với cách sản xuất cũ, rồi giá cả luôn thay đổi khi thương lái đến đông… Khó khăn vô cùng.
Với một thương hiệu gạo sạch Thành Châu, ông mong muốn gì cho thương hiệu của mình?
Hiện tại, tôi đang thử nghiệm và quy hoạch cánh đồng lúa tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, sản xuất theo quy trình hữu cơ. Một vụ chúng tôi cho nuôi tôm và sau đó trồng lúa. Đó là một quy trình khép kín.
Với một thương hiệu nông sản, mong muốn của chúng tôi là phát triển đi lên, đưa thương hiệu nông sản ra ngoài biên giới quốc gia và quyết tâm xây dựng thương hiệu vững mạnh. Hiện nay, thị trường mà chúng tôi hướng đến là Châu Âu. Để vào được thị trường này, phải trải qua một quy trình sản xuất và kiểm nghiệm chặt chẽ và đòi hỏi chúng tôi phải có quy trình làm việc nghiêm ngặt theo đúng quy chuẩn...
Xin cám ơn ông!
End of content
Không có tin nào tiếp theo