10 sai lầm cần tránh khi sử dụng bếp từ kẻo bếp vừa mua đã hỏng, tốn điện gấp đôi, dễ cháy nổ
5 sai lầm khiến quá trình giảm cân của bạn trở nên công cốc lại còn tăng cân trở lại / Dễ bị vi khuẩn tấn công nếu rửa chén, đĩa mắc sai lầm
Công suất bếp không tương thích với điện áp của gia đình
Nếu đường dây điện trong nhà nhỏ thì sẽ khó tương thích với công suất của bếp từ (Công suất tiêu thụ điện của bếp từ thường là 1.800 - 2.200W) tiềm ẩn nguy cơ chập cháy đường dây, gây hỏa hoạn. Trước khi mua, các mẹ nên hỏi kỹ công suất của bếp xem có phù hợp với điện áp của gia đình không.
Sử dụng mặt bếp làm bàn sơ chế thức ăn
Nếu sơ chế thức ăn ngay trên mặt bếp, những hạt cát rơi ra từ rau củ, hay khi bạn chặt dừa hoặc các vật nặng khác đều có thể gây ra các vết xước trên bề mặt bếp. Tốt nhất là bạn chỉ nên dùng bếp từ để nấu và không lạm dụng vào những mục đích khác.
Đặt nồi ướt lên mặt bếp
Cặn canxi hình thành nếu hàm lượng canxi trong nước ở mức cao, và thường xảy ra khi bạn đặt nồi ướt lên mặt bếp. Do vậy, bạn nên lau thật khô nồi trước khi nấu. Nếu vẫn thấy cặn canxi bám trên mặt bếp, bạn có thể vệ sinh bằng chất tẩy rửa phù hợp.
Bật bếp quá lâu và liên tục
Sử dụng bếp liên tục trong thời gian dài sẽ làm bếp bị quá tải, mặt bếp hay bị nứt, hỏng hóc, giảm tuổi thọ của bếp do nhiệt độ làm nóng trên bếp từ rất cao. Khi nấu các món như hầm, nấu cháo, kho… xong, chúng ta nên để bếp nghỉ vài phút rồi mới tiếp tục bật lên để nấu món khác.
Che kín luồng khí lưu thông của bếp
Nhiều người có thói quen đặt bếp từ ở sát tường hoặc để các vật khác quá sát bếp và vô tình che kín luồng khí lưu thông giúp tản nhiệt cho bếp. Hậu quả là các hơi ẩm trong khi đun nấu sẽ đọng lại trong bếp, làm chập mạch, hỏng hóc bên trong. Cách tốt nhất là chúng ta không nên đặt đồ bừa bộn quanh bếp, đặt bếp cách mép tường ít nhất 5 - 10cm.
Rút điện bếp khi vừa mới nấu xong
Một số mẹ lầm tưởng việc rút điện bếp từ khi vừa nấu xong sẽ giúp tiết kiệm điện nhưng sự thật không phải thế. Khi điện bị rút, quạt tản nhiệt của bếp sẽ không hoạt động nữa làm quá trình làm mát của bếp bị chậm lại; lâu dài sẽ khiến bếp nhanh hỏng. Chị em nên đợi cho quạt tản nhiệt của bếp dừng rồi mới được rút điện nhé.
Nồi quá to hoặc bé
Nhiều người nghĩ rằng nồi nào chẳng là nồi, miễn không hỏng là được. Trên thực tế, việc sử dụng nồi không đúng kích cỡ sẽ khiến bạn gặp phải vô số vấn đề phát sinh. Bạn có thể mất nhiều thời gian để nấu chín thức ăn, khó vệ sinh hơn hoặc phải để mắt nhiều hơn khi nấu.
Do vậy, bạn nên lựa chọn nồi chảo có kích cỡ phù hợp, đúng với tiêu chí “bếp nào, nồi nấy”. Sự đầu tư chiến lược này sẽ đảm bảo thức ăn được nấu chín đều và tránh thất thoát nhiệt, nhờ đó tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời làm món ăn trở nên ngon miệng hơn.
Dùng hơn 1 ngón tay để ấn nút điều khiển trên bếp
Khi dùng hai đầu ngón tay trở lên để ấn nút trên bếp thì chúng ta rất dễ chạm phải 2 - 3 nút, làm bếp bị lỗi và hỏng. Các mẹ chỉ nên sử dụng 1 ngón tay để bấm và chọn lần lượt từng chế độ.
Không vệ sinh thường xuyên
Sau một ngày làm việc mệt nhoài, chỉ nghĩ đến việc vào bếp nấu nướng thôi cũng đủ làm nhiều người e ngại, chưa kể đến việc lau chùi sau khi nấu. Và rồi các vết bẩn bắt đầu dầy lên và bám chặt vào mặt bếp, khiến chúng ta không còn cách nào khác ngoài việc bỏ ra hàng tiếng đồng hồ để tổng vệ sinh.
Dùng các chất tẩy rửa mạnh
Những miếng bọt biển thô ráp, hay những chất tẩy rửa mạnh như xịt tẩy rửa lò nướng hoàn toàn không phù hợp với bề mặt mịn bóng của bếp từ, thậm chí còn có thể làm hỏng mặt bếp.
Việc chà xát mạnh khi vệ sinh bếp sẽ có hại nhiều hơn lợi, nó có thể gây ra các vết xước vĩnh viễn, khiến bề mặt bếp kém thẩm mỹ hơn.
Trên thực tế, với mặt kính siêu mịn của bếp từ, mọi vết bẩn, thực phẩm rơi vãi trong quá trình nấu ăn đều có thể được lau chùi ngay lập tức. Vậy nên bạn không cần phải chà xát mạnh, mà chỉ cần lau bằng khăn mềm sau mỗi lần nấu là đủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo